2. Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Hồ Chí
2.2. Đánh giá tác động của FDI đối với nền kinh tế TP Hồ Chí Minh
2.2.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Nhận xét về những đóng góp của FDI thì đầu tiên phải kể đến vai trò của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì đây chính là mục tiêu đầu tiên của lãnh đạo đảng và nhà nước ta đề ra khi quyết định chủ trương thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong ba thành phần kinh tế quan trọng có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào GDP (sau kinh tế nhà nước và kinh tế cá thể, tiểu chủ)
Bảng 7: Các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện năm 2010
Năm 2010 Thực hiện năm 2009 Kế hoạch Thực hiện
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP – (%) ≥ 10,0 +11,8 +8,6
Trong đó: Nông, lâm, thủy sản ≥ 5,0 +5,0 +2,1
Công nghiệp và xây dựng ≥ 8,0 +11,5 +7,3
Dịch vụ ≥ 11,8 +12,2 +10,0
2 Tốc độ tăng GTSX công nghiệp (%) +14,2 +8,3
3 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu (%) +12,7 +4,4 -16,6
Trong đó: - Trừ dầu thô +12,9 +15,2 +1,2
- Trừ dầu thô và vàng - +23,3 -14,1 4 Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so
với tháng 12 năm trước (%)
<7,0 +9,58 +7,71
5 Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) 172.000 173.492 143.613
- Tỷ trọng so với GDP (%) 41,8 41,9 43,0
Trong đó: Vốn ngân sách TP (tỷ đồng) 18.750 15.151
- Tốc độ tăng so với cùng kỳ (%) +23,8 +25,1
6 Cấp phép mới vốn đầu tư nước ngoài (triệu USD) 2.082,5 1.186,4 7 Tổng thu ngân sách nhà nước (tỷ đồng) 144.200 167.506 135.362 Thu ngân sách không tính dầu thô 131.900 150.211 121.395
- Tốc độ tăng (%) +23,2 +5,3
T.đó: * Thu nội địa (tỷ đồng) 84.800 87.961 63.825
Tốc độ tăng (%) +37,8 +0,7
* Thu từ xuất nhập khẩu (tỷ đồng) 47.100 57.000 53.022 27
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tốc độ tăng (%) +7,5 +12,5
8 Chi ngân sách địa phương (tỷ đồng) 30.169,5 46.918 45.092
T.đó: Chi đầu tư phát triển 10.377,5 19.480 20.410
Tỷ trọng chi đầu tư phát triển (%) 41,5 45,3
9 Số LĐ được giải quyết việc làm (ngàn người) 270,0 291,6 289,6
Trong đó: Được tạo việc làm mới 120,0 127,9 124,9
10 Tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chuẩn thu nhập dưới 12
triệu đồng/người/năm)
7,2 5,9 8,0
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có mức đóng góp khá quan trọng cho tổng giá trị GDP toàn thành phố với mức tỉ trọng tăng dần qua các năm. Mức tỉ trọng tăng dần đó là do có tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn mức tăng trưởng của kinh tế toàn thành phố. Tuy nhiên, số liệu cũng cho thấy mức đóng góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thành phố là khá không ổn định qua các năm. Mặc dù vậy, có thể thấy tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng thành phố của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường chiếm khoảng 20% tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thành phố.
Mặt khác, khi so sánh với các khu vực kinh tế khác, có thể thấy giá trị GDP từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mối tương quan chặt chẽ một cách có ý nghĩa thống kê hơn so với các khu vực kinh tế khác. Điều đó cho thấy sự quan trọng của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng chung của kinh tế thành phố, cũng như sự tương tác tích cực của thành phần kinh tế này đối với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác.
2.2.2. Tác động đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố tập trung chủ yếu vào ngành dịch vụ và công nghiệp, trong đó dịch vụ chiếm phần lớn hơn. Có thể nói kinh tế khu vực FDI đã và đang đóng góp một phần rất lớn sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.HCM, góp phần chuyển dần, và nâng cao giá trị của ngành dịch vụ và công nghiệp.
Mặt khác, luồng vốn FDI đầu tư vào Thành phố đang khai thác cả hai khu vực kinh tế có tính thâm dụng lao động và thâm dụng vốn. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng chủ yếu đi theo xu hướng chung của TP.HCM, chưa có sự bứt phá và đổi mới theo một xu hướng khác. Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài chưa mạo hiểm khai thác những ngành công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao, mà chỉ đang từng bước chuyển giao các kỹ thuật này vào nền kinh tế TP.HCM.
2.2.3. Tác động đối với xuất khẩu
Trong những năm vừa qua, có thể thấy tỉ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thành phố tăng dần. Mặt khác, nếu xem xét về tốc độ tăng trưởng về xuất khẩu của Thành phố và của khu vực FDI thì xuất khẩu của khu vực FDI thường có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng xuất khẩu của toàn thành phố. Bên cạnh đó, xem xét về mức đóng góp của xuất khẩu FDI vào vào tốc độ tăng trưởng chung của xuất khẩu thành phố có thể thấy mức đóng góp khá cao trong năm 2008 và 2009. Mặc dù vậy, bắt đầu từ năm 2010, mức tăng trưởng cũng như mức đóng góp của xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG THỜI GIAN TỚI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Định hư ớng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Định hướng đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thành phố cần tiếp cận với các dòng vốn ổn định từ các tập đoàn hay các công ty hùng
mạnh của thế giới bằng các chuyến đi công tác ngoại giao kết hợp với kêu gọi đầu tư của lãnh đạo Thành phố, đồng thời tăng cường quảng bá một cách cụ thể các dự án mà thành phố đang hướng tới.
- Hạn chế đến mức cao nhất việc thu hút các dự án thâm dụng lao động và các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ thấp, lạc hậu.
- Coi trọng, tăng cường tính hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn vốn nước ngoài.
- Quan tâm nhiều hơn đến công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có chất lượng, tức là các nguồn vốn có khả năng đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn của thành phố.
1.2. Định hướng đối với xuất khẩu
- Tiếp tục đẩy tốc độ tăng trưởng đầu tư phát triển với nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các dự án có tính đến yếu tố cải thiện sức cạnh tranh xuất khẩu của Thành phố cần được quy họach chi tiết và công khai kêu gọi đầu tư từ nhiều nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn FDI.
- Xây dựng chiến lược chuyển dịch dọc trong cấu trúc các khu vực công nghiệp. Cùng với đó là thực hiện chiến lược chuyển dịch ngang, phát triển các lĩnh vực đang nổi lên hoặc có tiềm năng phát triển trong tương lai có tính chất là chứa đựng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao.
- Cải cách các chính sách và thủ tục tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhằm thúc đẩy sản lượng xuất khẩu của của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
-Thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng một chiến lược định vị cụ thể là nơi xuất khẩu và thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao trên bản đồ cạnh tranh với các Thành phố lớn khác trong khu vực.
1.3. Định hướng đối với thị trường lao động
- Cũng như giải pháp phát triển lao động, cần thiết lập danh mục các dự án mời gọi đầu tư FDI cụ thể trọng điểm của Thành phố trong từng giai đoạn phát triển.
- Đẩy mạnh đào tạo cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài, cán bộ quản lý, công nhân làm việc ở các công ty nước ngoài
- Cần tổ chức đào tạo, quản lý và cung ứng lao động theo đặt hàng của nhà đầu tư, và ngược lại, cần khuyến cáo nhà đầu tư tuyển dụng lao động đạt tiêu chuẩn cần thiết của địa phương như một nhãn hàng hoá.
2.
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng FDI tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Thống nhất định hướng trong thu hút và sử dụng FDI
Việc xây dựng định hướng cho các chính sách thu hút FDI không thể tách khỏi định hướng chung của quốc gia. Từ định hướng chung, dựa trên những thế mạnh sẵn có của mình, các nhà lãnh đạo xây dựng chiến lược cho Hồ Chí Minh một cách cụ thể, thống nhất. Sự thống nhất định hướng còn được thể hiện ở việc thống nhất ở các ngành hữu quan về thu hút cũng như quản lý việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài sao cho đồng bộ và không chồng
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH chéo lên nhau. Sức mạnh của một tổ chức thể hiển sự đồng bộ và gắn kết giữa các bộ phận của tổ chức đó.
2.2 Xây dựng chính sách hỗ trợ thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư nước ngoài
Thành phố cần chủ động tăng chi ngân sách nhà nước, phục vụ mục đích giảm hoặc trợ giá cho các hoạt động khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mức ưu đãi cao nhất nên giành cho mục tiêu khuyến khích xuất khẩu cá sản phẩm mang thương hiệu của Việt Nam.
Hiện nay thị trường hàng hóa, dịch vụ phát triển mạnh, nhưng quản lý chưa tốt nên tình trạng kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, gian lận thương mại còn phổ biến đã ảnh hưởng tới các nhà sản xuất. Thành phố đề nghị Bộ tài chính khẩn trương nghiên cứu hoặc cho phép thí điểm các chế tài tài chính đủ mạnh (trong đó phạt tiền thật nặng) theo khuôn khổ pháp lý thích hợp để tránh tình trạng bán phá giá, bán hàng kém chấtt lượng ra thị trường, chống gian lận thương mại và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa... Đồng thời thành phố cần sử dụng, phối hợp cả các biện pháp kinh tế lẫn các biện pháp hành chính để ngăn chặn hiệu quả nạn buôn lậu, hàng giả, kinh doanh thiếu đạo đức, thực thi nghiêm ngặt luật cạnh tranh, luật chống đầu cơ ...
Bên cạnh đó, Thành phố cũng cần sửa đổi hệ thống mã thuế tương ứng với hệ thống mã hàng quốc tế, tránh việc tùy tiện áp mã thuế xuất nhập khẩu. Rút ngắn quy trình khai, kiểm toán và tính thuế. Nghiên cứu xây dựng mẫu khai cho nhiều lại hàng trong một số lô hàng và nghiên cứu phương thức chỉ mở tờ khai một lần cho nhiều lần nhập khẩu một mặt hàng để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Cần tiến hành sử phạt hợp lý khi chủ hàng tính thuế sai do các văn bản thuế hay thay đổi và loại bỏ tình trạng thiếu tinh minh bạch, rõ ràng trong công tác thực hiện các quy định về thuế.
2.3 Xác định đối tượng cho các chính sách thu hút FDI
Thực tế thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh cũng như Việt Nam trong thời gian qua đã cho thấy nguồn vốn nước ngoài mà chính phủ ta thu hút được phần lớn đều đến từ các nước trong khu vực và thuộc khối NIC (các nước công nghiệp mới) nên chưa thể gọi là có hiệu quả đặc biệt nếu như nhìn từ khía cạnh chuyển giao công nghệ mới.
Với mục đích tạo bước đệm cho tiến trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, nguồn vốn từ nước ngoài sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu nó xuất phát từ những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật ... Vân đề là các nhà hoạch định chính sách cần xác định rõ thị trường mục tiêu để từ đó xây dựng những chính sách thích hợp hơn nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư từ những nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Cũng cần phải nói thêm rằng, một chính sách rõ ràng sẽ tạo được lòng tin ở nhà đầu tư đồng thời cũng định hướng đầu tư theo mong muốn của các nhà hoạch định chính sách.
Chính sách đó phải được xây dựng dựa trên điều kiện sẵn có của địa phương để từ đó phát huy tối đa các ưu điểm đồng thời hạn chế các nhược điểm của mình. Một yếu tố rất quan trọng và không được phép xa rời đó là đảm bảo được sự cân bằng về lợi ích giữa các nhà đầu tư và chính quyền sở tại.
2.4 Sử dụng nguồn vốn FDI thu hút một cách hiệu quả nhất
Thực tế cho thấy, không chỉ tập trung vào việc thu hút mà quan trọng hơn là phải biết sử dụng nguồn vốn đó dao hiệu quả. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH của nền kinh tế bản địa. Nếu chính quyền địa phương có chính sách sử dụng hiệu quả sẽ giúp họ định hướng và kiểm soát được sự phát triển kinh tế địa phương đồng thời cũng mang lại hiệu quả cao hơn từ đồng vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hiện nay, chúng ta đang ở trong một thế giới ngày càng mang tính toàn cầu hoá, không một nước nào có thể tồn tại và phát triển trong sự biệt lập về kinh tế. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư ngày càng trở nên năng động và luôn có điều kiện so sánh môi trường đầu tư và kinh doanh giữa các khu vực và các nước để quyết định hoạt động đầu tư của mình.
Bình Định cũng như các địa phương khác trong cả nước đang phải đương đầu với một thách thức rất lớn là các nước trong khu vực đang cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.Vì vậy, để thực hiện mục iêu thu hút vốn FDI phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh cần phải xác định rõ chủ trương, quan điểm và các giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi thế cạnh tranh của mình.
Trên cơ sở các gợi ý chính sách nói trên, nhóm xin đề xuất một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố giai đoạn tiếp theo.
(1) Thành phố cần xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2006- 2010, tầm nhìn 2020.
(2) Các Sở, Ban, Ngành của thành phố cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tốt “5 sẵn sàng” cho nhà đầu tư nước ngoài.
(3) Các chính sách phải minh bạch và có khả năng dự báo được, các chủ trương về định hướng phát triển thành phố Hồ Chí Minh cần được phổ biến rộng rãi đến các doanh nghiệp. (4) Đầy nhanh tốc độ cổ phần hóa và khuyến khích các công ty có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết trên thị trường trường chứng khoán Thành phố.
(5) Xây dựng danh mục riêng các ngành dịch vụ hỗ trợ công nghiệp và hỗ trợ sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác.
(6) Thành phố trong giai đọan phát triển tới cần đặc biệt quan tâm sự phát triển được đặt trong mối quan hệ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
(7) Sớm thực hiện xây dựng các Quy họach phát triển chi tiết cho các ngành và lĩnh vực. (8) Tiếp tục công tác cải cách hành chính, đặc biệt coi đây là một khâu quan trọng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngòai trong giai đọan tới.
(9) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống giao thông hiện tại nhằm làm giảm