2. Thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Hồ Chí
2.1.2.3. Phân theo đối tác đầu tư
Phân chia FDI theo đối tác đầu tư để tìm hiểu về nguồn gốc của dòng vốn đầu tư vào địa bàn nghiên cứu để từ đó nhận định về chất lượng của đồng vốn đầu tư cũng như khả năng thu hút của môi trường đầu tư sở tại.
Bảng 6: Cơ cấu dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn hiệu lực đến31/12/2009 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu
Số dự án Vốn đầu tư Vốn pháp định
Tổng số - Total 100,0 100,0 100,0
Đài Loan – Taiwan 13,2 7,6 10,3
Hàn Quốc – Korea 21,6 10,8 10,6
Nhật Bản – Japan 10,3 7,5 7,9
Singapore - Singapore 11,3 16,9 16,2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hồng Kông - Hongkong 6,2 12,9 12,9
Hoa Kỳ - USA 6,0 2,8 3,4
Quần đảo Vigin thuộc Anh 4,0 6,2 5,4
Pháp – France 2,9 3,1 7,2
Anh – England 2,2 3,4 3,7
Úc – Australia 2,5 0,7 1,1
Malaysia - Malaysia 3,8 19,3 12,0
Thái Lan - Thailand 2,2 0,4 0,7
Trung Quốc - China 2,1 0,6 0,7
Đức - Germany 1,5 0,5 0,6
Hà Lan - Netherlands 1,4 2,0 2,7
Nguồn : Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh
Qua đây ta thấy tình hình đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khả quan về số lượng các nhà đầu tư tham gia song có một điều đáng quan tâm là số lượng các nhà đầu tư tham gia tăng lên rõ rệt nhưng các dự án tham gia lại rất nhỏ, các dự án có quy mô lớn và trung bình lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Các nhà đầu tư, tập đoàn đầu tư lớn vẫn chưa coi thành phố là một địa chỉ tin cậy để thực hiện các dự án của mình.
Điều này còn được thể hiện rõ trong việc dòng vốn FDI đầu tư vào các KCX-KCN TP.HCM đang bị cạnh tranh khốc liệt từ các địa phương lân cận.
Mặc dù tăng đến 91% so với cùng kỳ năm trước, nhưng dòng vốn FDI chảy vào các KCX-KCN TP.HCM từ đầu năm đến nay chỉ đạt 94,11 triệu USD (bao gồm cả tăng vốn và cấp mới). Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trong nước lại có sự bứt phá với số vốn 225,44 triệu USD, tăng 239% so với cùng kỳ năm 2009. Dẫu chỉ tiêu mà Ban Quản lý các KCX- KCN TP.HCM (HEPZA) đưa ra cho cả năm 2010 là phải thu hút được 638 triệu USD, trong đó vốn FDI và trong nước là 50:50, nhưng thực tế đã cho thấy, tỷ trọng vốn FDI đạt được là khá thấp.
Theo ông Nguyễn Tấn Phước, Phó trưởng ban HEPZA, nguyên nhân dẫn đến sự cầm chừng của dòng vốn FDI là do trong những năm gần đây, các dự án thâm dụng lao động, ô nhiễm môi trường, trình độ công nghệ thấp, tiêu tốn nhiều năng lượng không còn được khuyến khích. Đặc biệt, các chính sách ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư mới và mở rộng khi vào các KCX-KCN TP.HCM đã không còn như trước đây. Trong khi đó, các nhà đầu tư nội địa đã nắm được cơ hội trong khủng hoảng để khởi nghiệp, cũng như nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ cao với giá rẻ, nên đã có sự bứt phá trong mở rộng sản xuất - kinh doanh .
Một thực tế đáng lo ngại đang diễn ra ở các KCX-KCN TP.HCM là quy mô đầu tư của các dự án FDI dường như đang nhỏ dần. Trong 2 năm trở lại đây, ít thấy sự xuất hiện
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH của những dự án lớn. Trong 12 dự án được cấp mới từ đầu năm đến nay, với tổng vốn đăng ký 48,74 triệu USD, chỉ có 4 dự án có vốn đầu tư từ 10 triệu USD trở lên. Đã có nhiều nhà đầu tư lớn như Bosch (Đức), Samsung Electronic (Hàn Quốc) từng tìm đến, nhưng rồi lại ra đi do chưa thoả mãn nhu cầu về cơ sở hạ tầng, diện tích đất cho thuê chưa đủ lớn, cũng như giá thuê đất vẫn còn cao.
Có thể nói, lợi thế trong thu hút đầu tư vào các KCX-KCN TP.HCM, nhất là lĩnh vực FDI, đang bị cạnh tranh khốc liệt từ chính các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (diện tích đất cho thuê tại các địa phương này còn nhiều, trong khi diện tích đất cho thuê tại 13 KCX-KCN ở TP.HCM chỉ còn không quá 30%).