ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huyện cư m''gar, tỉnh đắc lắc (Trang 33 - 38)

- Khí hậu, thời tiết: tồn huyện Cư M’gar thuộc tiểu vùng khí hậu Buơn Ma Thuột, mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới giĩ mùa cao nguyên, nền nhiệt tương đối cao so với các khu vực khác. Tổng tích nhiệt hoạt động năm từ 8.500 - 9.0000C, nhiệt độ trung bình năm 23,0 - 24,00C, lượng mưa hàng năm từ 1.800 - 1.900mm, là một trong các tiểu vùng cĩ lượng mưa trung bình tương đối cao của tỉnh, phân bố theo mùa với mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm saụ

Mùa mưa thường xuất hiện giĩ mùa Tây Nam, khí hậu ơn hồ dịu mát, lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp và cán cân ẩm rất caọ Lượng mưa lớn và tập trung đã xảy ra quá trình xĩi mịn, rửa trơi rất mạnh, lơi cuốn sét, mùn từ nơi cao xuống nơi thấp dẫn đến tình trạng thối hố và biến chất đất.

Mùa khơ lượng mưa rất thấp, chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm, kèm theo giĩ mùa Đơng Bắc, nắng nĩng khơ hạn nên khí hậu mùa này rất khắc nghiệt. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt, đẩy nhanh sự phá huỷ chất hữu cơ và thiếu nước nghiêm trọng vào mùa nàỵ

Trong vùng khơng cĩ bão, thỉnh thoảng cĩ sương mù chịu ảnh hưởng của giĩ mùa Đơng Bắc.

ĐỒ THỊ KHÍ TƯỢNG 0 100 200 300 400 500 600 Tháng (mm) Lượng mưa 0,5 0,6 14,9 36,5 265 240 251 512 368 132 64,3 9 Bốc hơi 153 171 183 169 113 81,5 76,2 61,8 57,2 78,9 92,8 117 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biều đồ 3.1: Lượng mưa và bốc hơi theo tháng tại vùng Cư M’gar

0 50 100 150 200 250 300 Bốc hơi (mm) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nắng 250 255,6 269,9 259,7 216,3 191,9 175,9 144,3 146,1 172,3 182,3 173,9 nhiệt độ 21,2 22,4 24,8 26,6 25,9 24,9 24,5 24 23,8 23,3 22,6 21,4 Ẩm độ 78 74 73 73 81 85 86 88 89 86 84 83 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Nhiệt độ (0C)

Biều đồ 3.2: Số giờ nắng, nhiệt độ và ẩm độ theo tháng tại vùng Cư M’gar

- Tài nguyên đất (Land resources): Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch thiết kế Nơng nghiệp xây dựng năm 1978, kết quả điều tra bổ sung năm 2002, tồn huyện cĩ 5 nhĩm đất chính, với 10 đơn vị đất.

Đáng chú ý là đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan, đây là loại đất quý, độ phì tương đối cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng cĩ giá trị kinh tế cao đặc biệt là cây cà phê.

Về tính chất lý học: Đây là loại đất điển hình của quá trình feralit, cĩ tầng canh tác rất dày, gần như đồng nhất từ trên xuống dưới, thành phần cơ giới sét, sét vật lý >60%, kết cấu tốt, tơi xốp, thống khí, đất cĩ cấu trúc viên phổ biến, tính thấm nước tốt.

Về tính chất hố học: đất cĩ phản ứng chua (PHKCltừ 4 - 4,5), tỷ lệ chất hữu cơ và đạm trong đất khá cao, hàm lượng lân tổng số tương đối cao 0,2 - 0,3%, đất nghèo kali tổng số, đất giàu oxít sắt và nhơm cĩ khi đạt tới 30 - 40%, do đĩ lân dễ tiêu nghèo do bị giữ chặt dưới dạng photphat Fe, Al.

Đất nâu đỏ bazan là loại đất lý tưởng cho phát triển nơng nghiệp, nhất là cây cơng nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, chè, tiêu, điều và một số cây ăn quả. Tuy nhiên xu hướng chung trong những năm qua là khai thác khơng chú ý đến việc bảo vệ, bồi dưỡng độ phì nhiêu đất đặc biệt là nguồn hữu cơ. Đây là vấn đề cần quan tâm nhằm kịp thời ngăn chặn hiện tượng hoang hố và từng bước cải thiện, phục hồi độ phì nhiêu vùng đất vốn màu mỡ nàỵ

- Điều kiện kinh tế, xã hội: Cộng đồng các dân tộc ở huyện Cư M’gar với những tập quán truyền thống riêng của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hố đa dạng, phong phú và cĩ những nét độc đáo, trong đĩ nổi lên bản sắc văn hố rất đa dạng, truyền thống của người Êđê và một số dân tộc khác. Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc cĩ những nét đặc trưng riêng nên

qua quá trình giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng, các dân tộc đã hình thành nên ở Cư M’gar nhiều ngành nghề mang tính nghệ thuật caọ

Theo số liệu niên giám thống kê của huyện năm 2007, tồn huyện cĩ 162.820 khẩu với 30.864 hộ. Với mật độ dân số bình quân 197 người/km2, thị trấn Quảng Phú cĩ mật độ dân số cao nhất gần 1.525 người/km2. Xã Ea Kiết cĩ mật độ dân số thấp nhất, chỉ 40 người/km2.

Đến cuối năm 2007 tồn huyện cĩ 87.108 lao động, chiếm 55,6% tổng dân số. Năm 2007 số lao động làm nơng lâm nghiệp chiếm 68,2%, lao động làm trong các ngành nghề TTCN và dịch vụ chiếm 3,8%, lao động làm trong các ngành nghề xã hội khác chiếm 28,0%. Lao động nơng nghiệp vẫn cịn chiếm tỷ lệ lớn, do quy mơ phát triển các ngành, các lĩnh vực cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong huyện cịn thấp, nên mặc dù số lượng lao động lớn song trình độ chưa caọ

Trong những năm gần đây, sự gia tăng dân số theo con đường cơ học đã gây áp lực lớn đến tình hình sử dụng đất đai, tình hình lấn chiếm, chặt phá rừng diễn ra thường xuyên, hàng loạt diện tích rừng bị khai phá, thay vào đĩ là các loại cây cơng nghiệp như cà phê, cao su…và các loại cây trồng hàng năm như lúa, ngơ, đậu đổ, đối với cây cơng nghiệp lâu năm ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và các loại cây hàng năm thì mức độ che phủ đất rất thấp, do đĩ mức độ xĩi mịn, rửa trơi mạnh, làm suy thối độ phì nhiêu đất, cây trồng trở nên sinh trưởng phát triển kém, năng suất giảm và mang lại hiệu quả thấp.

- Tình hình phát triển nơng nghiệp: Trồng trọt là một trong những thế mạnh nổi bật của huyện, nền nơng nghiệp phát triển khá tồn diện và cĩ nhiều chuyển biến tích cực trong bố trí cơ cấu cây trồng, hình thành những vùng chuyên canh sản xuất cây cơng nghiệp cĩ giá trị cao đặc biệt là cây cà phê.

Cơng tác thuỷ lợi hố, cơ giới hố, hố học hố…, đã được quan tâm đầu tư phát triển để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp.

Tổng diện tích đất nơng nghiệp là 60.115 ha, chiếm 72,91% diện tích tự nhiên, so với những năm trước đây, diện tích đất nơng nghiệp tăng nhanh, đồng thời xuất hiện rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, diện tích cây cơng nghiệp (cà phê, cao su, hồ tiêu…) ngày càng chiếm tỷ lệ cao, ngược lại đất nương rẫy như lúa, màu ngày càng giảm (nhất là lúa cạn).

Trong suốt thời kỳ 2003 - 2007, tỷ trọng ngành nơng nghiệp luơn chiếm ưu thế trên 72,91% trong cơ cấu kinh tế, sản phẩm của nơng nghiệp khá đa dạng, phần lớn là từ trồng trọt với những loại cây lương thực, cơng nghiệp hàng năm, cơng nghiệp lâu năm cĩ giá trị caọ Tổng giá trị sản phẩm thu được từ trồng trọt là 1.712,437 tỷ đồng, chiếm 76,75% cơ cấu ngành nơng nghiệp.

Trong những năm qua thành tựu nổi bật của huyện trong lĩnh vực nơng nghiệp là việc bố trí cơ cấu cây trồng, đã hình thành những vùng chuyên canh sản xuất cây cơng nghiệp cĩ giá trị kinh tế, đặc biệt là cây cà phê. Năm 2007 diện tích cà phê tồn huyện là 33.631 ha, với tổng sản lượng cà phê của huyện là 47.552 tấn. Sản phẩm làm ra khơngnhững đáp ứng nhu cầu tại chỗ mà cịn cung cấp, trao đổi cho các thị trường trong và ngồi tỉnh. Thành tựu trên là kết quả của việc đầu tư thâm canh và sự ưu đãi của tư nhiên, đặc biệt là đất đaị Sự gĩp phần của nhiều loại phân hố học, thuốc bảo vệ thực vật và giá thành cao của các loại cây cơng nghiệp (cà phê, hồ tiêu…) đã tác động mạnh đến việc tăng năng suất cây trồng. Điều đĩ đơi khi đã làm người ta lãng quên đi sự phát triển bền vững, đầu tư thâm canh mất cân đối, chủ yếu chạy theo năng suất và sản lượng, làm mơi trường sinh thái bị ơ nhiễm và ngày càng trở nên mất cân bằng [20].

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huyện cư m''gar, tỉnh đắc lắc (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)