3.3.2.1 Button
Hiển thị 1 nút nhấn; được dùng nhiều nhất trong hầu hết các ứng dụng Android.
3.3.2.2 ImageView
Được dùng để thể hiện một hình ảnh, giống như ImageButton nhưng không có hình dáng của một Button.
3.3.2.3 ListView
Sử dụng để thể hiện một danh sách các thông tin. Để thể hiện được một list thông tin lên màn hình thì cần phải có 3 yếu tố chính:
o Data Source: có thể là một ArrayList, HashMap hoặc bất kỳ một cấu trúc dữ liệu kiểu danh sách nào.
o Adapter: là một lớp trung gian giúp ánh xạ dữ liệu trong Data Source vào đúng vị trí hiển thị trong ListView.
o ListView: là đối tượng để hiển thị các thông tin trong Data Source ra một cách trực quan và người dùng có thể thao tác trực tiếp trên đó.
3.3.2.4 TextView
Ngoài tác dụng là để hiển thị văn bản thì nó còn cho phép định dạng nội dung bằng thẻ html. Nội dung TextView cũng có thể được định dạng bằng thẻ html ngay trong XML.
3.3.2.5 EditText
Được sử dụng như một TextField hoặc một TextBox. Các thuộc tính cần chú ý sử dụng EditText:
o android:inputType = “…” sử dụng để xác định phương thức nhập cho EditText. Chẳng hạn như khi muốn một ô để nhập password hay một ô để nhập Email thì thuộc tính này sẽ làm điều đó.
o android:singleLine = “true” EditText sẽ trở thành một TextField, ngược lại sẽ là TextBox.
3.3.2.6 CheckBox
Nhận 2 giá trị true hoặc false. Đối tượng CheckBox cho phép chọn nhiều item cùng một lúc.
3.3.2.7 ContextMenu
Được sử dụng để hiển thị các tuỳ chọn khi người dùng nhấn dài vào một dòng nào đó trong ListView.
3.3.2.8 Quick Search Box:
Là khuôn khổ tìm kiếm mới trên toàn hệ thống Android, làm cho người dùng có thể
nhanh chóng tìm kiếm bất cứ thứ gì có trên chiếc điện thoại Android của họ và cả các tài nguyên trên web khi họ đang online. Nó tìm kiếm và hiển thị kết quả tìm kiếm ngay khi người dùng đang gõ.