Cách phân loại của Mueller (giữa thập kỉ 60s)

Một phần của tài liệu kế toán và môi trường của kế toán (Trang 44 - 52)

thực hành kế toán ở các quốc giathực hành kế toán ở các quốc gia

1.4.2.1. Cách phân loại của Mueller (giữa thập kỉ 60s)

4 cách tiếp cận đối với sự phát triển của hệ thống kế toán ở các quốc gia phương Tây như sau:

(1) Cách tiếp cận kinh tế vĩ mô:

các thông lệ kế toán bắt nguồn và được thiết kế để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô của quốc gia.

các mục tiêu của doanh nghiệp thường tuân thủ các chính sách của quốc gia.

+ Một chính sách duy trì sự ổn định việc làm bằng cách tránh những thay đổi lớn trong chu kì kinh doanh sẽ dẫn đến việc điều chỉnh thu nhập trong chính sách kế toán.

+ Một quốc gia muốn khuyến khích sự phát triển của một ngành công nghiệp nào đó sẽ cho phép ghi giảm nhanh chi phí sử dụng vốn. Ví dụ, hệ thống kế toán Thụy Điển phát triển dựa trên cách tiếp cận này.

1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán 1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán

1.4.2.1. Cách phân loại của Mueller (tt)

(2) Cách tiếp cận kinh tế vi mô:

Kế toán phát triển dựa trên những nguyên tắc của kinh tế vi mô với trọng tâm là sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp độc lập.

các doanh nghiệp phải duy trì tài sản cố định của họ và tách biệt vốn và thu nhập để đánh giá và kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Các đo lường kế toán dựa trên giá thay thế phù hợp với cách tiếp cận này. Điển hình là hệ thống kế toán ở Hà Lan.

(3) Cách tiếp cận một ngành độc lập:

Kế toán bắt nguồn từ các nghiệp vụ kinh tế và phát triển không dựa vào nền tảng cơ sở lý luận mà trên các đánh giá và phương pháp thử và sai.

Kế toán được xem như là một chức năng dịch vụ bắt nguồn từ các khái niệm và nguyên tắc của quy trình kinh doanh mà nó cung cấp thông tin chứ không phải từ nền kinh tế.

Doanh nghiệp đối phó các vấn đề không chắc chắn luôn hiện hữu thông qua các kinh nghiệm, sự rèn luyện và khả năng trực giác.

Cách thức phát triển của kế toán.

Ví dụ, lợi nhuận được coi là chỉ tiêu hữu hiệu nhất để thể hiện kết quả kinh doanh, và việc trình bày thông tin này đáp ứng một cách thực tế nhu cầu của người sử dụng thông tin.

1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán 1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán  1.4.2.1. Cách phân loại của Mueller (tt)

(4) Cách tiếp cận đồng nhất:

Kế toán được tiêu chuẩn hóa bởi Nhà nước và được sử dụng như là một công cụ kiểm soát quản trị.

Sự đồng nhất trong đo lường và trình bày thông tin giúp cho các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thuế và nhà quản trị sử dụng thông tin kế toán kiểm soát tất cả các loại hình doanh nghiệp.

cách tiếp cận này được sử dụng ở các quốc gia mà chính phủ can thiệp mạnh mẽ vào việc hoạch định kinh tế và kế toán được sử dụng để đánh giá thành quả của doanh nghiệp, phân bổ các nguồn lực, đánh thuế, kiểm soát giá cả...

Pháp, với hệ thống tài khoản kế toán thống nhất quốc gia, là một điển hình cho cách tiếp cận đồng nhất này.

1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán 1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán  1.4.2.2. Phân loại theo hệ thống luật pháp

(1) Kế toán ở các nước theo hệ thống thông luật (common law) + Hướng đến việc trình bày thông tin trung thực, minh bạch, đầy đủ

+ Có sự tách biệt giữa kế toán tài chính và kế toán thuế. + Thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp tài chính chủ yếu, và mục tiêu của báo cáo tài chính là đáp ứng nhu cầu

thông tin cho các nhà đầu tư.

+ Việc ban hành các chuẩn mực kế toán là hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp kế toán.

Kế toán theo thông luật còn được gọi là kế toán theo trường phái Anglo-Saxon; Anh-Mỹ.

Kế toán theo thông luật có nguồn gốc từ Anh và được truyền bá đến Úc, Canada, Hongkong, Ấn Độ, Malaysia, và Mỹ.

1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán 1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán  1.4.2.2. Phân loại theo hệ thống luật pháp (tt)

(2) Kế toán ở các nước có hệ thống đạo luật (code law/civil law) + hướng đến việc tuân thủ pháp luật,

+ báo cáo tài chính không rõ ràng do không trình bày đầy đủ và minh bạch các thông tin,

+ không có sự tách biệt giữa kế toán tài chính và kế toán thuế.

+ Ngân hàng (Chính phủ) là nguồn cung cấp vốn chính, và báo cáo tài chính hướng đến việc bảo vệ chủ nợ của doanh nghiệp.

+ Việc ban hành các chuẩn mực kế toán là trách nhiệm của Chính phủ và ít chịu ảnh hưởng từ các chuyên gia kế toán. Kế toán theo đạo luật còn được gọi là kế toán “lục địa”, “tuân thủ pháp luật”, “vĩ mô-đồng nhất”.

Kế toán theo đạo luật có nguồn gốc từ châu Âu lục địa và các nước thuộc địa trước đó như Châu Phi, Châu Á và châu Mỹ.

1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán 1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán

1.4.2.2. Phân loại theo hệ thống luật pháp (tt)

Hệ thống thông luật nhấn mạnh quyền lợi của cổ đông và bảo vệ các nhà đầu tư mạnh mẽ hơn hệ thống đạo luật.

thị trường vốn phát triển mạnh mẽ ở các nước theo hệ thống thông luật và ngược lại.

Bởi vì các nhà đầu tư có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp nên sẽ phát sinh nhu cầu thông tin chính xác phản ánh hiệu quả hoạt động và thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Công bố thông tin rộng rãi ra công chúng sẽ giải quyết được tính bất đối xứng thông tin giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư.

Các nước theo hệ thống đạo luật,

Các khoản nợ được coi là nguồn tài chính chủ yếu đối với các nước theo hệ thống đạo luật.

Các đo lường kế toán bảo thủ cung cấp một sự bảo đảm cho các chủ nợ trong điều kiện doanh nghiệp không trả nợ đúng kì hạn.

Vì nhu cầu thông tin được cung cấp bởi những giao tiếp cá nhân, do đó dẫn đến ít có nhu cầu về công bố thông tin rộng rãi ra công chúng.

Lợi nhuận kế toán là nền tảng của việc tính toán thuế phải nộp, chia cổ tức, khen thưởng cho nhân viên áp lực điều chỉnh lợi nhuận từ năm này sang năm khác.

1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán 1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán  1.4.2.3. Phân loại theo hệ thống thực hành kế toán

Sự khác biệt giữa hệ thống kế toán của các quốc gia đang trở nên thu hẹp trong thời gian gần đây do những nguyên nhân chính sau đây:

(1) Thị trường chứng khoán trở thành một nguồn tài chính quan trọng và đang là xu hướng phát triển trên thế giới.

(2) Báo cáo tài chính kép (dual financial reporting) ngày càng trở nên phổ biến.

(3) Một số nước theo hệ thống đạo luật đã dịch chuyển trách nhiệm ban hành chuẩn mực kế toán từ chính phủ cho các tổ chức nghề nghiệp tư nhân độc lập.

1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán 1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán  1.4.2.3. Phân loại theo hệ thống thực hành kế toán (tt)

(1) Hệ thống kế toán theo sự trình bày trung thực (fair presentation) hay chú trọng bản chất hơn là hình thức (substance over form) hướng tới nhu cầu ra quyết định của các nhà đầu tư bên ngoài.

+ Báo cáo tài chính được thiết kế để giúp các nhà đầu tư đánh giá biểu hiện của nhà quản trị và dự đoán dòng tiền cũng như khả năng tạo lợi nhuận trong tương lai.

+ IFRS cũng hướng đến sự trình bày trung thực này. IFRS có liên quan mật thiết với các công ty có nguồn tài chính dựa trên thị trường vốn quốc tế như Anh, Mỹ, và các nước chịu ảnh

hưởng về kinh tế, chính trị của hai nước này.

+ Tất cả các công ty châu Âu yết giá trên thị trường chứng khoán tuân thủ hệ thống kế toán theo sự trình bày trung thực trong báo cáo tài chính hợp nhất

+ IFRS là tiêu chuẩn cho các chuẩn mực đang được xây dựng tại Trung quốc và Nhật Bản.

1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán 1.4.2. Phân loại hệ thống kế toán

1.4.2.3. Phân loại theo hệ thống thực hành kế toán (tt)

(2) Hệ thống kế toán theo sự tuân thủ luật pháp (legal compliance) được thiết kế để thỏa mãn các yêu cầu buộc phải tuân thủ của chính phủ

Việc đo lường bảo thủ đảm bảo các giá trị được phân bổ một cách thận trọng.

+ Việc điều chỉnh lợi nhuận từ năm này sang năm khác có nghĩa là thuế, cổ tức và tiền thưởng chi trả ổn định

hơn.

+ Hệ thống kế toán theo sự tuân thủ luật pháp được sử dụng đối với các báo cáo tài chính của các công ty độc

lập ở các nước theo hệ thống đạo luật, và báo cáo tài

chính hợp nhất tuân thủ theo báo cáo về sự trình bày trung thực.

báo cáo tài chính hợp nhất có thể cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong khi báo cáo của công ty độc lập thỏa mãn các yêu cầu về luật pháp.

Một phần của tài liệu kế toán và môi trường của kế toán (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(52 trang)