Về chi phí bán hàng và chi phí quản lí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Điện Cơ Thống Nhất (Trang 113 - 116)

VII. ĐẶC ĐIỂM HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Điện Cơ Thống Nhất.

3.4. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lí

Để quản lí tốt chi phí nói chung cũng như chi phí ngoài sản xuất nói riêng, kế toán cần phải hạch toán đúng và đủ các chi phí phát sinh trong kì cho từng loại chi phí.

- Trong kì, khi phát sinh các khoản chi phí cho bộ phận bán hàng công ty không hạch toán rõ ràng đâu là chi phí quản lí, đâu là chi phí bán hàng mà công ty hạch toán chúng cho bộ phận quản lí, làm tăng chi phí cho bộ phận quản lí. Việc hạch toán như thế này cuối cùng vẫn không ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nhưng để quản lí tốt chi phí cho từng bộ phận nhằm lập kế hoạch tiết kiệm chi phí thì công ty cần phải tách biệt chi phí bán hàng và chi phí quản lí.

VD: tiền lương nhân viên bán hàng, chi phí công cụ - dụng cụ, khấu hao TSCĐ ...của bộ phận bán hàng lại được công ty hạch toán cho bộ phận quản lí. Công ty cần phải tách chúng ra theo từng bộ phận sử dụng là cho bán hàng hay cho quản lí:

Nợ TK 641 Nợ TK 642

Có TK 334, 338, 111, 112, 331

- Ngoài ra đối với các thành phẩm xuất mẫu cho bộ phận bán hàng hoặc dùng cho bộ phận bán hàng, bộ phận quản lí, kế toán lại định khoản là:

Nợ TK 641, 642 Có TK 155

Việc hạch toán như vậy là không chính xác, công ty không hạch toán doanh thu trong trường hợp này mà lại hạch toán tăng chi phí. Để hạch toán đúng theo em phải hạch toán như sau:

Nợ TK 641 Có TK 512 + Phản ánh giá vốn Nợ TK 632 Có TK 155 3.5. Về các khoản dự phòng

Trong nền kinh tế thị trường thì sự biến động của giá cả diễn ra rất nhiều, các khoản nợ của khách hàng của công ty là rất lớn nhưng công ty không lập dự phòng cho hàng tồn kho và các khoản nợ của công ty. Việc không lập dự phòng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của công ty khi có khách hàng không thanh toán đúng hạn hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc khi có sự giảm giá trên thị trường quạt điện.

Để tránh rủi ro trong kinh doanh, nâng cao hơn nữa tính chủ động trong kinh doanh cũng như việc dự toán trước chi phí, đồng thời có được khoản thu khi các nghiệp vụ này xảy ra, công ty nên xem xét việc lập các khoản dự phòng, khoản này có vai trò rất quan trọng đối với công ty trên phương diện kinh tế , thuế và tài chính:

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào giá cả trên thị trường, nếu hàng tồn kho của doanh nghiệp nói chung và sản phẩm quạt điện nói riêng có khả năng giảm giá thì doanh nghiệp cần phải lập dự phòng.

Cuối niên độ kế toán đầu tiên, tính ra số dự phòng giảm giá hàng tồn kho Kế toán định khoản: Nợ TK 632 : Mức dự phòng cần lập Mức dự phòng cần lập cho niên độ Số lượng h ng à tồn kho mỗi loại

Mức chênh lệch giảm giá mỗi loại

lập

Cuối niên độ kế toán sau, tương tự tính ra mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập, so sánh với số dự phòng năm trước

Nếu mức dự phòng cần lập cho năm sau lớn hơn mức dự phòng đã lập của năm trước, kế toán tiến hành lập bổ sung và định khoản

Nợ TK 632 Chênh lệch dự phòng tăng Có TK 159 Chênh lệch dự phòng tăng

Nếu mức dự phòng cần lập cho năm sau nhỏ hơn mức dự phòng đã lập cho năm trước, kế toán hoàn nhập dự phòng bằng bút toán:

Nợ TK 159 Chênh lệch dự phòng giảm Có TK 632 Chênh lệch dự phòng giảm - Đối với dự phòng phải thu khó đòi

Tương tự như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán cũng tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi

Mức dự phòng phải thu khó đòi = Số nợ phải thu khó đòi X % có khả năng mất

Kế toán tiến hành lập bảng kê mức dự phòng phải thu khó đòi, trên cơ sở bảng kê dự phòng, kế toán định khoản: Nợ TK 642

Có TK 139

Cuối kì kế toán sau, kế toán tính ra số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo và so sánh với số dự phòng đã trích lập ở năm trước để tiến hành điều chỉnh:

Nợ TK 642 Mức dự phòng tăng Có TK 139

Có TK 642

Nếu xảy ra trường hợp các khoản phải thu khó đòi không đòi được, dựa trên các biên bản xử lí, kế toán xoá sổ khoản phải thu khó đòi không đòi được như sau:

Nợ TK 139 : Số đã lập dự phòng Nợ TK 642 : Số chưa lập

Có TK 131

Đồng thời ghi đơn Nợ TK 004 : Nợ khó đòi đã xử lí và theo dõi liên tục trong 5 năm ( vẫn tiếp tục đòi)

Nếu khoản nợ đã xoá sổ sau đó lại thu hồi được thì kế toán hạch toán là thu nhập khác. Nợ TK 111, 112

Có TK 711

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Điện Cơ Thống Nhất (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w