Sự phân bố các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 48 - 51)

5. Cấu trúc khóa luận

2.3.1, Sự phân bố các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía

phía Bắc

Tính đến năm 2011, trong vùng đã có 58 khu công nghiệp ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Dƣới đây là một số khu công nghiệp tiêu biểu của vùng là:

+ Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội) đƣợc xây dựng hạ tầng kĩ thuật liên doanh giữa công ty Renong Malaixia và công ty xây dựng công nghiệp của Việt Nam. Cuối năm 1999, TP. Hà Nội đã chính thức đƣa vào sử dụng con đƣờng nối trực tiếp với quốc lộ 2 trên đƣờng cao tốc Thăng Long. Điều đó tạo ra lợi thế nhất định cho khu công nghiệp. Mặt khác, khu công nghiệp này còn nằm trong vùng đƣợc hƣởng chế độ miễn giảm thuế lợi tức theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ. Đây cũng là một địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tƣ. Từ năm 2000 đến nay đã thu hút nhiều nhà đầu tƣ, nhiều tập đoàn công nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, điện...Các ngành công nghiệp đƣợc ƣu tiên phát triển ở đây gồm có cơ khí, điện tử, công nghiệp nhẹ, công nghệ tin học. + Khu công nghiệp Deawoo – Hanel (Sài Đồng A) ở Hà Nội đƣợc hình thành năm 1996 với tổng vốn đầu tƣ lúc đó là 152 triệu USD, trong đó vốn pháp định 45,9 triệu USD (Việt Nam góp 40%). Trên tổng diện tích 407 ha đƣợc quy hoạch 3 khu chức năng: khu công nghiệp 197 ha, khu nhà ở 100 ha và 110 ha làm công viên, vƣờn hoa. Khu công nghiệp đã đƣợc xây dựng và phát triển vào năm 2001. Diện tích đất có thể cho thuê là 150 ha. Đây là liên doanh giữa tập đoàn DAEWOO Hàn Quốc với công ty Điện tử Hanel Hà Nội nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực và môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi của nƣớc ta.

+ Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) đƣợc cấp phép hoạt động năm 1997 với tổng diện tích 197 ha, trong đó diện tích đất cho thuê là 145 ha. Đây là liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) với công ty cơ khí Đông Anh.

+ Khu công nghiệp Sài Đồng B ở Hà Nội với tổng diện tích là 91,1 ha, đất công nghiệp có thể cho thuê 78,3 ha, đã giải quyết việc làm cho hơn 5000 lao động.

+ Khu công nghiệp Đình Vũ (TP. Hải Phòng) đƣợc cấp phép năm 1997, liên doanh với Hoa Kì, Bỉ, Thái Lan có tổng diện tích quy hoạch là 264 ha. Diện tích ở giai đoạn 1 là 164 ha với tổng số vốn đầu tƣ lúc đó là 79,9 triệu USD, diện tích đất có thể cho thuê là 130 ha. Ở đây có dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân DAP của Tổng công ty hóa chất với tổng số vốn đầu tƣ 240 triệu USD. Các ngành công nghiệp đƣợc ƣu tiên phát triển gồm có công nghiệp dầu khí và hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép.

+ Khu công nghiệp Đồ Sơn (KCN Hải Phòng 96) ở Hải Phòng đã đƣợc hình thành từ đầu thập niên 90 của thế kỉ XX với diện tích 300 ha, song không triển khai đƣợc. Sau đó đƣợc cấp phép lại với tên gọi mới là khu công nghiệp Hải Phòng 96 có diện tích 150 ha và đang trong quá trình thu hút các doanh nghiệp ở trong nƣớc và ngoài nƣớc.

+ Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh) đƣợc cấp giấy phép từ năm 1998 với tổng diện tích quy hoạch là 135 ha, diện tích đất có thể cho thuê là 94 ha. Việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp này hoàn toàn băng nguồn vốn trong nƣớc. Bƣớc đầu đã và đang thu hút các nhà đầu tƣ, trong đó có nhà máy gạch ốp lát granit (trên 4 ha, 200 tỉ đồng), nhà máy chế biến nguyên liệu thuốc lá (10 ha, 100 tỉ đồng)…

+ Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) đƣợc thành lập năm 2002 trên tổng diện tích 312 ha, trong đó đất có thể cho thuê là 217 ha. Các ngành đƣợc ƣu tiên phát triển gồm có sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, lắp ráp điện tử, sản xuất bao bì, chế biến lƣơng thực – thực phẩm.

+ Khu công nghiệp Đại An đƣợc cấp giấy phép năm 2003 trên diện tích 171 ha, diện tích đất có thể cho thuê 121 ha và Việt Nam là chủ xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng số vốn 274 tỷ đồng

+ Khu công nghiệp Nam Sách ở Hải Dƣơng đƣợc thành lập năm 2003 với diện tích 63 ha, diện tích đất có thể cho thuê 45 ha. Chủ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng là Việt Nam. Khu công nghiệp này đã thu hút đƣợc một số nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, với các ngành nghề nhƣ may mặc, giày da, bao bì, giấy, chế biến nông sản.

+ Khu công nghiệp Phúc Điển ở Hải Dƣơng đƣợc cấp giấy phép năm 2003, với tổng diện tích 87 ha, diện tích đất có thể cho thuê 60 ha, đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tƣ.

* Các tỉnh còn lại

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã hình thành đến 18 khu công nghiệp dọc theo quốc lộ 2, trong đó có các khu công nghiệp nhƣ Phúc Yên, Bình Xuyên, Khai Quang, Vĩnh Tƣờng, Vĩnh Thịnh,… Cơ cấu ngành khá đa dạng với nhiều sản phẩm tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.

+ Khu công nghiệp Cái Lân (Quảng Ninh) đƣợc cấp giấy phép từ năm 1997 với tổng diện tích là 78 ha. Chủ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng là Việt Nam. Khu công nghiệp này đƣợc đầu tƣ bằng một phần vốn nƣớc ngoài và nguồn vốn trong nƣớc, diện tích đất có thể cho thuê là 58 ha, thu hút các ngành chế tạo, lắp ráp máy móc, sửa chữa phƣơng tiện giao thông thủy; chế biến nông – thủy sản và dịch vụ phục vụ du lịch.

+ Khu công nghiệp Phố Nối B (Hƣng Yên) đƣợc thành lập năm 2003 với tổng diện tích 95 ha, diện tích đất có thể cho thuê 71 ha với các ngành đƣợc ƣu tiên phát triển nhƣ dệt, nhuộm, may mặc, gia công và dịch vụ cho ngành dệt may.

* Ngoài ra trong vùng có khu công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Nội) đƣợc thành lập vào tháng 10 năm 1998 với giai đoạn đầu tiên là 200 ha. Khu này đã đƣợc Bộ khoa học và Công nghệ cùng với tổ chức JICA của Nhật Bản xây dựng luận chứng tiền khả thi với 6 chức năng: nghiên cứu và triển khai, đô thị và

thƣơng mại – nhà ở, công nghiệp công nghệ cao, giáo dục – đào tạo, thể thao, giải trí.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)