Sự phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 25 - 58)

5. Cấu trúc khóa luận

2.1. Sự phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam

2.1.1. Thực trạng các khu vực tập trung công nghiệp ở nước ta

Nền công nghiệp của nƣớc ta đã đƣợc hình thành và phát triển qua những bƣớc thăng trầm trong suốt nhiều thập kỷ. Cho đến trƣớc những năm 1990, trên phạm vi cả nƣớc đã có nhiều khu vực tập trung công nghiệp. Do lịch sử để lại, nên hiện nay tồn tại nhiều loại hình khu công nghiệp. Có khu mang dáng dấp của khu công nghiệp tập trung theo quan niệm nhƣ bây giờ, mặc dù không nhiều; trong khi đó, có hàng loạt khu công nghiệp lại có những đặc điểm khác hẳn.

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lƣợc phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (1995), có thể phân chúng thành 5 nhóm sau đây:

* Khu vực tập trung công nghiệp dựa trên cơ sở một xí nghiệp liên hợp

Một số khu công nghiệp dựa trên cơ sở một xí nghiệp liên hợp tiêu biểu: Liên hợp gang thép Thái Nguyên, Liên hợp dệt Nam Định, Liên hợp dệt 8/3 (Minh Khai, Hà Nội), Liên hợp giấy Bãi Bằng (Phong Châu, Phú Thọ),…

- Đặc điểm chủ yếu của loại hình này là:

+ Các xí nghiệp (phân xƣởng) tập trung vào một lãnh thổ không lớn, với diện tích trung bình là 50 - 60 ha.

+ Các xí nghiệp (phân xƣởng) có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về công nghệ trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng, ngoài việc sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất (điện, nƣớc,…), dịch vụ xã hội, nhà ở cho cán bộ công nhân,…

Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên bao gồm hệ thống các xí nghiệp (phân xƣởng) mang tính chất liên hợp hóa từ khâu luyện cốc, cung cấp khí cốc cho lò luyện gang, rồi đến luyện thép, cán thép. Các khu công nghiệp dệt (Nam Định, 8/3) bắt đầu từ khâu sợi rồi đến dệt vải, nhuộm in hoa và một số phân

xƣởng may mặc. Còn với khu công nghiệp Liên hợp giấy (Bãi Bằng) là từ khâu xút – clo, làm bột giấy, xén kẻ, đóng vở học sinh.

Nhƣ vậy, toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất của khu công nghiệp gắn bó với nhau, phụ thuộc vào nhau. Nếu xí nghiệp (phân xƣởng) này có sự cố sẽ ảnh hƣởng đến việc sản xuất của xí nghiệp (phân xƣởng) kia và ngƣợc lại.

+ Có Ban quản lý thống nhất (Tổng giám đốc xí nghiệp liên hợp) để quản lý và chỉ đạo hoạt động sản xuất của toàn khu công nghiệp.

- Với đặc điểm nhƣ trên, khu công nghiệp loại này có một số ƣu điểm và hạn chế nhất định:

+ Ƣu điểm chủ yếu là tổ chức sản xuất theo kiểu liên hợp, sản xuất đƣợc tiến hành liên tục, khâu này sẽ kế tiếp khâu kia nên tiết kiệm đƣợc chi phí vận tải. Do có Ban quản lý chung nên dễ dàng điều hòa và phối hợp quá trình sản xuất, kể cả việc sử dụng cơ sở hạ tầng sản xuất một cách hợp lý giữa các xí nghiệp (phân xƣởng) với nhau.

+ Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, mỗi xí nghiệp phải luôn thích ứng với cơ chế đó, tăng tính cạnh tranh và thƣờng xuyên đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Vì thế, khu công nghiệp bộc lộ một số hạn chế. Do tính chất liên hợp hóa nên khó thay đổi về mặt công nghệ, bởi vì một xí nghiệp (phân xƣởng) ngừng sản xuất để hiện đại hóa sẽ kéo theo cả dây chuyền ngừng hoạt động. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy đối với việc thay đổi mẫu mã hoặc đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, các khu công nghiệp bố trí theo kiểu xí nghiệp liên hợp đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ, quy mô lớn, vốn đầu tƣ nhiều, thời gian thu hồi vốn chậm,…

Do một số hạn chế nhƣ vậy nên hiện nay trên thế giới, việc tổ chức sản xuất theo hình thức liên hợp có liên hệ chặt chẽ về công nghệ trong các khu công nghiệp không đƣợc phổ biến, bởi vì khi có khủng hoảng về nhiên liệu, năng lƣợng hay thị trƣờng tiêu thụ sẽ dẫn đến sản xuất bị đình trệ hàng loạt.

* Khu vực tập trung công nghiệp được hình thành dựa vào các xí nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về kỹ thuật và công nghệ theo một chu trình sản xuất năng lượng.

- Điển hình cho loại này là khu công nghiệp Bắc Giang và nhất là Việt Trì (Phú Thọ) với những đặc điểm chính sau đây:

+ Đa phần các xí nghiệp có mối liên hệ (trực tiếp, gián tiếp) về công nghệ, từ khâu cung cấp tƣ liệu sản xuất cho xí nghiệp chính tới khâu sử dụng thành phẩm hoặc phế liệu ở xí nghiệp bổ trợ. Từ xí nghiệp chính hình thành các xí nghiệp bổ trợ theo dạng hình cây. Số lƣợng nhánh của dạng cây nhiều hay ít phụ thuộc vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ.

+ Các xí nghiệp tập trung trên một lãnh thổ nhất định với diện tích không lớn lắm.

+ Không có Ban quản lý chung cho toàn bộ khu công nghiệp. Mỗi xí nghiệp công nghiệp nằm trong khu công nghiệp do Bộ, Ngành trực thuộc quản lý. Thí dụ, ở Việt Trì các xí nghiệp xút, giấy,… do Bộ Công nghiệp quản lý, còn xí nghiệp đƣờng lại trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Với khu công nghiệp này, ƣu điểm là sản xuất diễn ra liên tục, tiết kiệm chi phí vận tải, tận dụng đƣợc phế thải. Tuy nhiên, hạn chế chính là thiếu năng lực, khả năng đổi mới trang thiết bị chậm và sự chia cắt về mặt quản lý. Các xí nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau, nhƣng lại thiếu sự điều hành thống nhất. Điều đó, trong chừng mực nhất định, ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc sản xuất.

* Khu vực tập trung công nghiệp bao gồm các xí nghiệp chỉ sử dụng chung (một phần hoặc toàn phần) kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, mà không có mối liên hệ chặt chẽ về công nghệ

- Đại diện cho khu vực tập trung công nghệ loại này là các khu Thƣợng Đình, Đông Anh (Hà Nội), Gò Đầm (Thái Nguyên), Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng.

Nhìn chung, các xí nghiệp đƣợc phân bố trên một lãnh thổ xác định, nhƣng hiện nay có hai dạng khác nhau:

+ Các khu vực tập trung công nghệ nhƣ Thƣợng Đình, Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng: các xí nghiệp tập trung gần nhau trên một lãnh thổ từ 50 ha đến 200 ha (Biên hòa 200 ha, Thƣợng Đình 75 ha, Đà Nẵng 70 ha, Cần Thơ 50 ha) và sử dụng chung kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, chúng lại rất khác nhau về quy trình công nghệ và sản phẩm. Trƣớc khi đất nƣớc tái thống nhất (1975), mỗi khu công nghiệp ở miền Nam có một cơ quan quản lý riêng. Sau giải phóng các xí nghiệp trong từng khu do Bộ, Ngành trực thuộc quản lý.

+ Các khu vực tập trung công nghiệp nhƣ Đông Anh, Gò Đầm: các xí nghiệp không phân bố gần nhau, mà lại trải ra trên một lãnh thổ tƣơng đối rộng, một số xí nghiệp sử dụng chung kết cấu hạ tầng. Mặc dù có quy hoạch khu công nghiệp, nhƣng chỉ mang tính chất định hƣớng chứ không phải quy hoạch tập trung các xí nghiệp trong một không gian có ranh giới rõ ràng.

- Ƣu điểm của loại hình này là ở tính năng động của mỗi xí nghiệp. Các xí nghiệp hoạt động độc lập, không ảnh hƣởng lẫn nhau trong quá trình sản xuất cũng nhƣ đổi mới trang thiết bị và sản phẩm. Ở chừng mực nhất định có thể tận dụng tối đa kết cấu hạ tầng, giảm chi phí vận tải và vốn đầu tƣ. Tuy nhiên, ƣu điểm này chỉ thể hiện rõ ở dạng thứ nhất. Hạn chế cơ bản chính là ở việc thiếu các mối liên hệ về sản xuất, công nghệ giữa các xí nghiệp, dẫn đến lãng phí do không tận dụng đƣợc các phế thải.

* Khu vực tập trung công nghệ dựa trên nền tảng chuyên môn hóa khai khoáng và các xí nghiệp dịch vụ có liên quan (cơ khí, sàng tuyển, tinh luyện, chế biến thực phẩm,…), với việc sử dụng chung kết cấu hạ tầng và có sự quản lý thống nhất.

- Đây là khu vực tập trung công nghiệp gắn với công nghiệp khai khoáng nhƣ Hòn Gai - Bãi Cháy, Cẩm Phả - Dƣơng Huy, Uông Bí – Mạo Khê, khai thác apatit Lào Cai, crom Cổ Định, thiếc Quỳ Hợp,… Các khu vực này có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:

+ Sự rộng lớn về diện tích lãnh thổ: Do tính chất của công nghiệp khai khoáng nên các xí nghiệp không quy tụ, mà trải ra trên một diện rộng, không có ranh giới rõ ràng.

+ Sự gắn bó với nhau về quá trình sản xuất: Trong khu vực tập trung công nghiệp gồm các xí nghiệp chuyên môn hóa (khai khoáng) và các xí nghiệp phục vụ cho khai thác (sàng tuyển, tinh luyện, cơ khí sửa chữa) có quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài ra còn có các xí nghiệp dịch vụ đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho đội ngũ công nhân đông đảo (công nghiệp nhẹ, chế biến lƣơng thực - thực phẩm,…).

+ Sự thống nhất về kết cấu hạ tầng: Trong khu vực này có hệ thống kết cấu hạ tầng chung để phục vụ cho việc khai thác (nhƣ giao thông nội mỏ, bến bãi, cảng, cấp điện - nƣớc,…).

+ Sự thống nhất về quản lý: Giữa các xí nghiệp chuyên môn hoá và phục vụ chuyên môn hóa có một số cơ quan quản lý thống nhất. Ví dụ, Công ty than Uông Bí quản lý khu công nghiệp Uông Bí – Mạo Khê, Công ty than Hòn Gai quản lý và khai thác than ở khu vực Hòn Gai,… Hiện nay Tổng công ty Than đã đƣợc thành lập nhằm quản lý toàn bộ các khu khai thác Than ở Quảng Ninh.

- Ƣu điểm của loại hình này là có khả năng đem lại hiệu quả cao về kinh tế nhờ một số lợi thế liên quan đến mối liên hệ sản xuất, cùng chung kết cấu hạ tầng và sự chỉ đạo thống nhất. Về bản chất các khu vực tập trung công nghiệp dạng này gần gũi với khái niệm khu công nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm lên là sự ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái.

* Các khu vực tập trung công nghiệp hình thành do sự tập hợp ngẫu nhiên của các xí nghiệp trên cùng một lãnh thổ

- Các khu vực tập trung công nghiệp dạng này tƣơng đối phổ biến. Đó là các khu vực Trƣơng Định - Đuôi Cá, Minh Khai - Vĩnh Tuy, Cầu Bƣơu, Gia Lâm - Yên Viên, Văn Điển - Pháp Vân (Hà Nội), Thƣợng Lý - Quán Toan, Minh Đức, Đoan Xá (Hải Phòng), một số khu ở Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh,…

Các khu vực này có các đặc điểm sau đây:

+ Không có quy hoạch chung thống nhất. Các xí nghiệp do các Bộ và địa phƣơng tự xây dựng trên một khu vực nhất định, không có một quy hoạch tổng thể và thƣờng là do lịch sử để lại.

+ Các xí nghiệp có thể nằm cạnh nhau, nhƣng cũng có thể cách nhau khá xa, sử dụng riêng kết cấu hạ tầng, không có liên hệ gì về mặt sản xuất và quản lý

+ Nằm xen kẽ với khu dân cƣ.

- Rõ ràng, khu vực tập trung công nghiệp này không có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho cả khu nói chung và cho từng xí nghiệp nói riêng. Mặt khác, do nằm xen kẽ với khu dân cƣ nên khó mở rộng sản xuất và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trƣờng bởi khói bụi, chất thải, tiếng ồn, ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe của dân cƣ đô thị. Loại hình này không thể tiếp tục tồn tại trong tƣơng lai.

Tóm lại, về phƣơng diện tổ chức lãnh thổ, 5 nhóm khu vực tập trung công nghiệp có những đặc điểm, ƣu thế và hạn chế riêng. Tùy thuộc theo điều kiện cụ thể của từng khu, cần phải có những biện pháp khắc phục, cải tạo, nâng cấp để góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nƣớc nhà.

2.1.2. Đánh giá về các khu vực tập trung công nghiệp ở nước ta

* Các kết quả cụ thể đạt được

Các khu vực tập trung công nghiệp đƣợc hình thành trong lịch sử đã đem lại một số kết quả cụ thể sau đây:

- Nhìn chung, các khu vực tập trung công nghiệp đƣợc hình thành ở các đô thị, trên các đầu mối giao thông, gần cơ sở nguyên liệu, năng lƣợng,… Chúng phân bố tƣơng đối rộng rãi trên các vùng lãnh thổ dọc theo chiều dài đất nƣớc và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Một số khu vực tập trung công nghiệp đã trở thành hạt nhân để hình thành các đô thị (hay các trung tâm công nghiệp) nhƣ khu Việt Trì, Thái Nguyên,… và có khả năng tác động đến sự phát triển kinh tế của các khu vực xung quanh.

- Nhiều khu vực tập trung công nghiệp đã tạo lập đƣợc các mối liên hệ sản xuất, tận dụng một phần phế liệu, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và hoàn thành sứ mạng lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Một số tồn tại chủ yếu

- Các khu vực tập trung công nghiệp hiện có còn mang tính chất chắp vá, thiếu đồng bộ về cơ cấu và ít gắn bó với nhau về công nghệ. Điều này đƣợc lý giải ở chỗ chúng phần nhiều đƣợc xây dựng trong hoàn cảnh chiến tranh.

- Trong một thời gian dài, các khu vực tập trung công nghiệp hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp nên ít có tác động tới các vùng lân cận, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn.

- Ở nhiều xí nghiệp trong các khu vực tập trung công nghiệp hiện có, do kỹ thuật công nghệ lạc hậu nên dẫn đến sự tiêu tốn nguyên nhiên liệu, năng lƣợng. Sự đổi mới công nghệ chƣa đáng kể, dẫn tới hiệu quả kinh tế còn kém.

- Ô nhiễm môi trƣờng là một trong những vấn đề đƣợc đặt lên hàng đầu. Đối với một số khu vực tập trung công nghiệp, nhất là các khu liên quan tới công nghiệp hóa chất, luyện kim, dệt, chế biến thực phẩm; thì chất lƣợng môi trƣờng đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt về nguồn nƣớc (nhƣ Việt Trì, Thái Nguyên, Văn Điển,…), không khí (Việt Trì, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thƣợng Đình,…). Điều đó ảnh hƣởng nhiều tới môi trƣờng sống của cƣ dân xung quanh.

- Sự chia cắt về quản lý theo Bộ chủ quản và theo địa phƣơng đã gây ra những cản trở nhất định trong việc điều hành sản xuất, nhiều khi lãnh phí đối với việc sử dụng kết cấu hạ tầng,…

- Một trong những tồn tại cơ bản là sự mất cân đối trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn các khu vực tập trung công nghiệp tuy đƣợc xây dựng từ lâu, nhƣng chƣa hoàn chỉnh. Một số khu vực đang xây thì bị chiến tranh tàn phá và chƣa đƣợc khôi phục đầy đủ. Vì thế, tình trạng mất cân đối xảy ra khá phổ biến:

+ Trƣớc hết là sự mất cân đối giữa các xí nghiệp chính (chuyên môn hóa) với các xí nghiệp phục vụ và bổ trợ. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí và sản xuất kém hiệu quả. Rõ rệt nhất là ở các khu vực tập trung công nghiệp có các xí nghiệp chuyên môn hóa về luyện kim (Thái Nguyên), hóa chất (Việt Trì, Bắc Giang).

Sự mất cân đối biểu hiện dƣới các hình thức sau đây:

- Thiếu các xí nghiệp sử dụng phụ phẩm có đƣợc từ các xí nghiệp chuyên môn hóa. Kết quả là hàng loạt phụ phẩm đáng lẽ có thể làm nguyên liệu để sản xuất đã phải bỏ đi hoặc chuyển đến nơi khác.

Thí dụ, xí nghiệp hóa chất ở Việt Trì, sau khi cung cấp xút và clo cho việc sản xuất PVC, giấy, dệt vẫn còn dƣ một lƣợng clo. Để tận dụng clo, có thể xây dựng thêm hoặc mở rộng phân xƣởng đất đèn để sản xuất PVC làm ra các sản phẩm nhựa. Thiếu các phân xƣởng tận dụng này, lƣợng clo thải ra sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng.

Ở Bắc Giang, trong quá trình sản xuất phân đạm, sau khi xử lý khí than và tổng hợp amoniac (NH3), các sản phẩm phụ đƣợc khí oxi, axit nitoric (HNO3), có thể dùng để sản xuất bột nhẹ (Ca2CO3) cho công nghiệp chất dẻo, chất độn cao su, thuốc nổ, phục vụ công nghiệp khai thác và quốc phòng. Các sản phẩm phụ này hiện vẫn chƣa đƣợc sử dụng.

- Chƣa có các xí nghiệp sử dụng tại chỗ các bán thành phẩm để sản xuất ra

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu các khu công nghiệp ở việt nam (Trang 25 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)