Trên cơ sở những tồn tại của ngân hàng sau đây là những giải pháp: - Giải pháp trong nâng cao hiệu quả huy động vốn: Tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững là yêu cầu bức thiết đối với các chi nhánh của các NHTM trong nước nói chung và chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Vũng Liêm nói riêng ở hiện tại và cả lâu dài. Để tăng trưởng nguồn vốn, đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như huy động vốn như: đa dạng hóa sản phẩm, lãi suất huy động; cung cấp sản phẩm trọn gói; tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng …. Đa phần nguồn vốn huy động của Ngân hàng có thời gian ngắn, vì vậy lượng vốn huy động này thường không ổn định, do sự
cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn khi hết kì hạn gửi tiền khách hàng có thể rút và đem gửi sang Ngân hàng khác.Do đó, việc thực hiện tốt chính sách khách hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu để giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới. Chiến lược khách hàng được xem như là quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện những hoạt động nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng trên cơ sở thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, mục tiêu duy trì phối hợp giữa khả năng của ngân hàng với điều kiện thị trường. Thực hiện tốt chính sách khách hàng không chỉ giữ chân và thu hút khách hàng mà còn tạo ưu thế cho ngân hàng trong cạnh tranh khi có được sự trung thành của khách hàng. Chính sách khách hàng cần phải vượt lên trên tập quán kiểu bán hàng là xong mà còn phải biết lắng nghe và chiếm lĩnh trái tim người tiêu dùng, để xây dựng mối quan hệ gắn bó có chiều sâu giữa ngân hàng và khách hàng và có thể nâng cao khả năng thu hút khách hàng mới thông qua mối quan hệ hay “lời giới thiệu” tư chính khách hàng của Ngân hàng. Ngân hàng cũng cần đa dạng hóa các sản phẩm huy động để phù hợp tưng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên huy động vốn cũng cần phải cân đối với các chỉ tiêu khác như dự nợ, doanh số cho vay… để đảm bảo vốn huy động được sử dụng hiệu quả nhất.
- Đối với doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn bên cạnh phát triển hình thức cho vay thế mạnh là KTTH thì Ngân hàng cũng cần phải nâng cao tỷ trọng vốn vay đối với các hình thức cho vay khác có tiềm năng phát triển như : khác( kinh doanh DV, trồng trọt đơn lẻ), chăn nuôi…để rút ngắn khoảng cách tỷ trọng vốn vay giữ các hình thức nhằm giúp tổng dư nợ, tổng thu nợ hay nợ quá hạn của Ngân hàng ít biến động nếu như có sự biến động tiêu cực lên hình thức cho vay KTTH, thì các loại hình cho vay khác sẽ làm giảm sự ảnh hưởng của nó lên con số tổng thể của chỉ tiêu trên. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần đa dạng hóa các đối tượng vay vốn ngắn hạn vì đa phần khách hàng vay tiền của Ngân hàng chủ yếu là nông dân và những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trong khi đối tượng là các doanh nghiệp trên địa bàn thì vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp. Tuy các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay còn khá ít nhưng trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế của huyện nhà thì số lượng và qui mô
của các doanh nghiệp sẽ còn tăng lên , khi đó nhu cầu vay vốn để bổ sung vào vốn lưu động sẽ tăng theo, cùng với lượng vốn nhàn rỗi trong ngắn hạn của các doanh nghiệp sẽ góp phần tăng lượng vốn huy động ngắn hạn của Ngân hàng. Vì thế, ngây bây giờ cần đề ra những chính sách tiếp cận và giữ chân đối tượng khách hàng này tạo mối quan hệ bền vững và điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng, tư đó tạo ra ưu thế cạnh tranh hơn so với các NHTM khác trên cùng địa bàn.
- Hạn chế phát sinh nợ quá hạn: nếu nợ quá hạn được hạn chế sẽ nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng . Tuy nhiên chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng chưa thật sự ổn định và đảm bảo : nợ quá hạn ngắn hạn còn tồn tại, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn tăng giảm không đều . Ở đây chúng ta bỏ qua những nhân tố khách quan như thời tiết, lạm phát… vì đây là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng. Nếu muốn hạn chế nợ quá hạn thì ngay tư lúc bắt đầu cấn bộ tín dụng cần xem xét đánh giá khách hàng thật cẩn thận trước khi ra quyết định cho vay, làm tốt công tác thẩm định để đánh giá hiểu quả , tính khả thi của phương án sản xuất .Mặc khác , công tác thu hồi cũng đống vai trò quan trọng trong việc hạn chế và nợ quá hạn . Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác thu nợ: tạo động lực cho cán bộ tín dụng như giao chỉ tiêu cho tưng cán bộ tín dụng không được để nợ quá hạn năm sau cao hơn năm trước, hổ trợ thêm chi phí đi lại cho việc thu hồi nợ,…..