Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại nhnn & ptnt huyện vũng liêm (2009-201) (Trang 32 - 54)

ĐVT: Triệu đồng

Chi tiêu Năm

2009 Năm Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010-2009 2011-2009

Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 279.134 369.717 412.911 90.583 32,45 43.194 11,68 Trung hạn 9.494 15.017 15.791 5.523 58,17 774 5,15 Tổng vốn huy động 288.628 384.734 428.702 96.106 33,30 43.968 11,43 Vốn điều chuyên 80.883 30.283 36.542 (50.600) (62,56) 6.259 20,67 Nguồn vốn 369.511 415.017 465.244 96.106 33,30 43.968 11,43

Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2009, 2010, 2011

Qua bảng số liệu cho thấy, năm qua 3 năm lượng vốn huy động ngắn hạn luôn cao hơn rất nhiều so với lượng vốn huy động trung và dài hạn. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là tiền gửi ngắn hạn có thời gian ngắn trên dưới một năm cho nên linh hoạt hơn, lãi suất ít biến động hơn,…các khoản tiền gửi trung và dài hạn. Ngoài ra, qua 3 năm tổng vốn huy động điều tăng, lượng vốn huy động ngắn hạn cũng tăng , năm 2010 lượng vốn huy động ngắn hạn là 369.717 triệu đồng tăng 90.583 triện đồng (32.45%) so với năm 2009; năm 2011 lượng vốn huy động ngắn hạn đạt 412.911 triệu đồng tăng 43.194 (11,68%) triệu đồng so với năm 2010. Sự tăng trưởng vốn hàng năm của Ngân hàng là do nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế ngày càng tăng và Ngân hàng ngày càng mở rộng phạm vi cho vay. Do đó, Ngân hàng phải tăng cường nguồn vốn hoạt động để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho việc kinh doanh để hạn chế việc đi vay NHNN do lãi suất vay ở thị trường này thường cao hơn lãi suất huy động vốn. Để có được kết quả như vậy, Ngân hàng đã nổ lực không ngưng trong việc tìm kiếm nguồn vốn tại địa phương cũng như cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn

nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội trong những năm qua có nhiều biến động tiêu cực, Chính phủ rất mạnh mẽ trong việc đưa ra các giải pháp và chính sách để điều chỉnh thị trường( ví dụ như: Ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là tổ chức tín dụng - TCTD). Theo đó, TCTD ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi, lãi suất giấy tờ có giá) của các tổ chức (trư TCTD) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mãi dưới mọi hình thức không vượt quá 14%/năm), điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn của ngân hàng. Trong bói cảnh đó, Ngân hàng vẫn giữ được tốc độ tăng vốn huy động một phần nhờ phát động phong trào thi đua , giao chỉ tiêu huy động vốn cho tưng cán bộ nhân viên kinh doanh nhằm nâng cao nguồn vốn tại chỗ , giúp Ngân hàng tiết kiệm chi phí. Mặc khác, việc gia tăng lượng vốn huy động qua các năm cũng cho thấy uy tín ngày càng cao của chi nhánh Ngân hàng NN & PTNT huyện Vũng Liêm trong việc nhận tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp và sự linh hoạt trong công tác thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, để Ngân hàng trở thành nơi đáng tin cậy đối với ngươì dân và các tổ chức yên tâm gửi tiền.

Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy độngchiếm tỷ lệ cao hốn với vốn diều chuyển. Sự gia tăng lượng vốn huy động qua 3 năm kéo theo tổng nguồn vốn tăng liên tiếp trong 3 năm. Tuy nhiên, lượng vốn điều chuyển tăng giảm không đều, năm 2010- 2009 vốn điều chuyển giảm tư 80.883 triệu đồng xuống còn 30.283 triệu đồng. Sự sụt giảm này là do sự gia tăng của vốn huy động,điều này tốt đối với Ngân hàng do lượng vốn điều chuyển phải chịu lãi suất cao hơn vốn huy động nên việc giảm vốn điều chuyển sẽ giúp Ngân hàng tiết kiệm chi phí lãi, nâng cao lợi nhuận. Giai đoạn 2011-2010, vốn điều chuyển có sự gia tăng, cụ thể năm 2011 tăng 6.259 triệu đồng so với năm 2010, tuy nhiên vốn huy động cũng tăng mà không giảm là do dư nợ cho vay tăng , điều này cho thấy qui mô của ngân hàng mở rộng trong giai đoạn này.

Tóm lại, qua 3 năm vốn huy động của Ngân hàng đều tăng kéo theo tổng nguồn vốn tăng, cho thấy qui mô hoạt động của ngân hàng ngày càng mở rộng.. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn tồn tại vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên làm cho việc chi phí Ngân hàng tăng, đồng thời làm cho việc sử dụng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chưa thật sự chủ động. Bên cạnh đó, vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lượng vốn huy động qua các năm , điều này có hạn chế là trong ngắn hạn việc đưa ra một sản phẩm huy động vốn mới còn phải chịu độ trễ nhất định về thời gian, nếu không thực hiện tốt chính sách khách hàng như giữ chân thu hút khách hàng thì có khả năng dẫn tới việc huy động không đủ vốn làm giảm khả năng mở rộng tín dụng và quan trọng hơn là khả năng cân đối nguồn vốn kinh doanh .

Hình 4.TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN &PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM

Hình 5. CƠ CẤU NGUÔN VỐN CỦA NGÂN HÀNG NN & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM

2.2.2.Tình hình cho vay theo thời hạn

năm Triệu đồng

năm Triệu đồng

ĐVT: triệu đồng

Chi tiêu Năm

2009 Năm Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010-2009 2011-2009 Số

tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 368.115 421.746 503.636 53.631 14,57 81.890 1,94 Trung hạn 53.315 69.950 91.472 16.635 31,20 21.522 30,77 Tổng cộng 421.430 491.696 595.108 70.266 16,67 103.412 26,52 Bảng 3. DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN TẠI NGÂN HÀNG

NN & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2009, 2010 VÀ 2011

Doanh số cho vay thể hiện sự tăng trưởng và phát triển ổn định trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Huyện Vũng Liêm với đặc thù là một huyện của đồng bằng duyên hải, phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đây cũng là vùng sản xuất nhiều lúa gạo phẩm chất cao và gạo đặc sản. Huyện có 2 xã cù lao Thanh Bình và Quới Thiện chuyên trồng cây ăn quả với nhiều loại trái cây đặc sản như: sầu riêng, bòn bon, măng cụt…Ngoài ra, huyện cũng trồng nhiều cây công nghiệp như dưa, lác, đậu nành…và cũng là huyện có đàn gia súc lớn nhất trong đó đàn bò còn nhiều tiềm năng. Cho nên, đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng NN & PTNT huyện là những hộ sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp thường có chu kì sản xuất ngắn hạn (Thời hạn cấp tín dụng cho sản xuất nông nghiệp được tính theo chu kỳ tưng loại cây trồng ) vì thế ta có thể thấy bảng số liệu cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất cao qua các năm , chiếm tỷ trọng trên 80%/ tổng dư nợ, trong khi đó cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá thấp dưới 20%. Nhìn chung, tình hình doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng kể cả ngắn hạn và trung hạn. Năm 2009, tổng doanh số cho vay đạt 421.430

triệu đồng, trong đó ngắn hạn chiếm 87,35%, trung hạn chiếm 12,65% tổng doanh số cho vay ; năm 2010 doanh số cho vay đạt 491.696 triệu đồng, ngắn hạn chiếm 85,77% tổng doanh số cho vay, trung hạn chiếm 14,73% tổng doanh số cho vay. Tổng doanh số cho vay năm 2010 tăng 70.266 triệu đồng(16,67%) so với 2009. Việc gia tăng doanh số cho vay năm 2010 do Ngân hàng được sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên trong việc tái cấp vốn cho nông nghiệp nông thôn, cho vay theo cơ chế thỏa thuận, điều hành linh hoạt các mức lãi suất. Đây cũng là năm, huyện triển khai kế hoạch mở rộng diện tích cây ăn trái đặc sản, khuyến khích nông dân sản xuất các giống lúa có chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị kinh tế. Vì thế, người dân rất cần vốn để phuc vụ cho nhu cầu sản xuất. Mặc khác, Ngân hàng đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng việc mở thêm chi nhánh ở các xã nên đã tiếp cận được với những khách hàng mới, mà xưa nay họ không có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng do đi lại khó khăn hay thiếu thông tin. Năm 2011, doanh số cho vay đạt 595.108 triệu đồng tăng 103.412 triệu đồng (26,52%) so với năm 2010. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 503.636 triệu đồng chiếm 84,63% tổng doanh số cho vay, doanh số cho vay trung hạn tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp 91.472 triệu đồng, chiếm 15,37% tổng doanh số cho vay. Ngân hàng tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động trong thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng, ưu tiên cho vay nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng NN & PTNT huyện Vũng Liêm tích cực cho vay hỗ trợ nông dân trông việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mô hình cánh đồng mẩu lớn, nuôi trồng thủy sản phục vụ xuất khẩu, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Vũng Liêm lần thứ X và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015. Ngân hàng đã đưa ra chính sách giúp hộ vay tiếp cận các món vay nhiều hơn nhằm phát triển sản xuất, nâng dần mức sống đưa nền kinh tế huyện nhà đi lên với các giải pháp hỗ trợ khu vực nông nghiệp, nông thôn và gói kích cầu kinh tế theo nghị quyết của Chính phủ trong việc tập trung chỉ đạo mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng.

Hình 6. DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2009, 2010 VÀ 2011 2.2.3. Tình hình tín dụng ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

2.2.3.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn Đvt: triệu đồng Đvt: triệu đồng Chi tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010-2009 2011-2009

Số tiền (%) Số tiền (%)

KTTH 324.190 367.686 425.597 43.496 13,42 57.911 15,80 Chăn nuôi 4.825 3.368 5.680 (1.457) (30,20) 2.312 68,65 Khác 39.100 50.692 72.359 11.592 29,65 21.667 42,74 Tổng cộng 368.115 421.746 503.636 53.631 14,57 81.890 19,4

Bảng 4. DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO MỤC ĐÍCH SƯ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA

3 NĂM 2009, 2010, 2011

Triệu đồng

Năm 2009 doanh số cho vay NH theo mục đích sử dụng vốn đạt 368.115 triệu đồng. Trong đó, cho vay kinh tế tổng hợp (KTTH) chiếm tỷ trọng cao nhất 324.190 triệu đồng; chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ đạt 4.825 triệu đồng; còn lại khác (bao gồm kinh doanh dịch vụ, trồng trọt,…) đạt 39.100 triệu đồng. Sở dĩ cho vay kinh tế tổng hợp (kinh tế tổng hợp là mô hình sản xuất kết hợp chăn nuôi và trồng trọt nhằm tận dụng tối đa lợi thế của tưng loại hình sản xuất đem lại; như : mô hình vườn-ao-chuồng, mô hình nuôi cá trong ruộng, … ) chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn , một mặt vì mô hình này đem lại hiệu quả rất cao như: giảm bớt tính thời vụ, tận dụng được các sản phẩm dư thưa,hạn chế dịch bệnh, …điều quan trọng mà hình thức cho vay này mang lại là giúp Ngân hàng giảm bớt rủi ro mất vốn cho nông dân cũng như Ngân hàng, vì nếu một khi chăn nuôi gặp phải dịch bệnh, hay giá cả thị trường biến động thì khách hàng vẫn còn hy vọng nguồn thu của trồng trọt bù đấp và ngược lại. Cho nên người dân cũng rất chuộng hình thức cho vay hiệu quả này, bằng chứng là Ngân hàng đã giành một lượng vốn lớn và để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, và lượng vốn cho vay KTTH không ngưng tăng qua 3 năm , tốc độ tăng trưởng cho vay KTTH giai đoạn 2010- 2009 là 13,42%, giai đoạn 2011- 2010 là 15.80%.

Trong khi đó, doanh số cho vay chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, và tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2010, doanh số cho vay chăn nuôi chỉ đạt 3.368 triệu đồng giảm 1.457 triệu đồng so vói năm 2009. Nguyên nhân của sự sụt giẳm này là do năm 2009 tình hình lạm phát vẫn còn ở mức cao, công thêm dịch bệnh tay xanh trên lợn bùng phát nhiều nơi trên địa bàn làm , tuy giá cả các loại thịt cá có tăng, nhưng vẫn không bù đấp nổi phần chi phí mà người chăn nuôi bỏ do giá thức ăn chan nuôi, hay thuốc chữa bệnh tăng cao, dẫn đến thua lỗ. Bước sang năm 2010, do thua lỗ ở năm 2009 nên người chăn nuoi chưa trả được nợ cho ngân hàng nên không có khả năng vay lại. Năm 2011, cho vay chăn nuôi đạt 5.680 triệu đồng tăng 68,65% so với 2010. Do nhu cầu của thị trường, người chăn nuôi bắt đầu nuôi mới hoặc khôi phục lại đàn vật nuôi. Tiếp sau, KTTH thì cho vay khác cũng

chiếm tỷ trọng khác cao trong tổng doanh số cho vay NH và liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2009 đạt 39.100 triệu đồng, năm 2010 đạt 50.692 triệu đồng tăng 29,65% so với 2009, năm 2011 đạt 72.359 triệu đồng tăng 42,74%. Cho vay khác bao gồm cho vay kinh doanh dịch vụ, hay trồng trọt đơn lẻ,…Những năm qua, sản lượng sản xuất nông nghiệp - thủy sản của huyện tăng lên đáng kể đòi hỏi phải có thị trường đầu ra cho các loại nông sản. Nắm bắt được cơ hội nhiều người đã mạnh dạng vay vốn Ngân hàng để thu mua , sơ chế các sản phẩm nông nghiệp đem ra các tỉnh lân cận tiêu thụ. Vì thế, cho vay kinh doanh dịch vụ tăng nhanh liên tục qua 3 năm.

Nhìn chung , doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm cho thấy việc mở rộng hoạt động của ngân hàng, đóng góp nhiều nhất cho việc gia tăng doanh số cho vay này đó chính là cho vay KHTH, đây là lĩnh vực cho vay thế mạnh của Ngân hàng cũng như là hình thức sản xuất được ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao ở địa bàn. Cho vay chăn nuôi vẫn còn thấp, so với tìm năng là một huyện có đàn gia súc lớn nhất tỉnh. Cho vay kinh doanh dịch vụ, trồng trọt,… sẽ là hình thức cho vay có nhiều tiềm năng phát triển của Ngân hàng.

Triệu đồng

Hình 7.DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO MỤC ĐÍCH SƯ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM

2009, 2010, 2011

2.2.3.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

ĐVT: triệu đồng

Chi tiêu Năm

2009 Năm Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010-2009 2011-2009 Số tiền (%) Số tiền (%) KTTH 320.427 382.967 409.331 62.540 19,52 26.364 6,89 Chăn nuôi 4.300 3.305 5.486 (995) (23,00) 2.181 66,99 Khác 31.373 43.057 68.023 11.684 37.24 24.966 57,98 Tổng cộng 356.100 429.329 482.840 73.229 20,56 53.511 12,46

Bảng 5. DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO MỤC ĐÍCH SƯ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NN & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM

2009, 2010, 2011

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng năm 2009 đạt 356.100 triệu đồng, năm 2010 đạt 429.329 triệu đồng tăng 73.229 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 đạt 482.840 triệu đồng tăng 53.511 triệu đồng so với năm 2010. Trong những năm qua giá cả hàng hóa vật tư trên thị trường liên tục biến động, thiên tai dịch bệnh… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân, đã có không ít hộ mất vốn do đàn gia súc bị nhiễm bệnh phải thiêu hủy, hay nhiều hộ trúng mùa thì mất giá,…Khó khăn là vậy nhưng ý thức trả nợ của người dân khá cao, bên cạnh đó

công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được tích cực triển khai, cùng với những chính sách quy định của chính phủ làm cho Ngân hàng thận trọng hơn trong công tác cho vay, đặt chất lượng hoạt động tín dụng làm tiêu chí hàng đầu nhằm giảm thiểu rủi ro . Những điều này đã góp phần gia tăng doanh số thu nợ một trong các chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Doanh số thu nợ của hình thức cha vay KTTH vẫn chiếm vị trí dẫn đầu,

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại nhnn & ptnt huyện vũng liêm (2009-201) (Trang 32 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w