Về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thép Việt- Ý (Trang 62)

Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đặt ra, tuy nhiên vẫn còn một vài điểm bất cập. Để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm của công ty, em xin đưa ra một số biện pháp sau:

3.3.2.1.. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Về việc hạch toán một số khoản chi phi như: Trục cán gang, bánh cán Bloc, vòng bi, trục cán... được hạch toán vào chi phí NVLTT là không hợp lý. Các khoản mục này nên phân loại là công cụ dụng cụ và được phân bổ vào chi phí sản xuất chung. Như vậy, khi phát sinh các khoản chi phí này kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho để nhập dữ liệu theo định khoản.

Nợ TK 142: Nếu phân bổ 50%

Nợ TK 6273: Nếu phân bổ hết một lần Có TK 153: Giá trị công cụ xuất kho

Khi phân bổ vào chi phí sản xuất trong kỳ kế toán ghi Nợ TK 6237

Có TK 142

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

3.3.2.2.. Chi phí nhân công trực tiếp.

Hiện nay hàng tháng công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà trong tháng nếu có công nhân nghỉ phép thì tiền lương nghỉ phép của công nhân được hạch toán ngay vào chi phí của tháng đó. Cách làm này sẽ chỉ thích ứng khi công ty có thể bố trí cho người lao động nghỉ phép tương đối đều đặn giữa các kỳ hạch toán, tuy nhiên trên thực tế tại Công ty, việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không đều đặn, có tháng công nhân nghỉ phép ít, có tháng lại nghỉ nhiều và thường dồn vào những dịp lễ tết, làm cho chi phí nhân công trực tiếp phản ánh không phù hợp với kết quả sản xuất của mỗi kỳ hạch toán. Do đó, để không làm giá thành thay đổi đột ngột khi số công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép nhiều ở một kỳ hạch toán nào đó, công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân công trực tiếp của kỳ hạch toán theo công thức sau:

Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

=

Tiền lương chính thực tế phải trả cho công nhân sản xuất

X Tỷ lệ % trích trước tiền lương nghỉ phép

Khi tiến hành trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 622

Có TK 335

Khi thanh toán tiền lương nghỉ phép thực tế cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm kế toán ghi:

Nợ TK 335

Có TK 334

Cuối năm tiến hành so sánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả với số

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

trích trước:

+ Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực tế phải trả kế toán ghi: Nợ TK 334

Có TK 622

+ Nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phải trả kế toán ghi: Nợ TK 622

Có TK 334

3.3.2.3.. Chi phí sản xuất chung.

+ Đối với việc chi phí vận chuyển thì không hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà hạch toán vào chi phí bán hàng. Khi phát sinh khoản chi phí này kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan để nhập dữ liệu theo định khoản:

Nợ TK 641 Nợ TK 133

Có TK 331 Có TK 214 Có TK 152

+ Đối với các công cụ dụng cụ như phôi đúc thì khi xuất kho phục vụ sản xuất thì cần được phân bổ dần vào chi phí của các năm theo định khoản:

Khi xuất kho kế toán ghi Nợ TK 142, 242

Có TK 153: Giá tri công cụ dụng cụ xuất kho Phân bổ vào chi phí cho tháng này kế toán ghi Nợ TK 6273

Có TK 142, 242

Mức phân bổ = Giá trị công cụ xuất dùng Số năm sử dụng x 12 + Về việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

Trong những năm gần đây ở Công ty không phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chỉ phát sinh chi phí thường xuyên, nó tập hợp ngay vào chi phí sản xuât trong kỳ. Công ty mua mới TSCĐ khi có nhu cầu. Nhưng trong những năm tới, ta không thể khẳng định là không phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Để đảm bảo chi phí sửa chữa lớn máy móc thiết bị nhà xưởng không gây ra những biến động lớn trong tổng chi phí đồng thời giúp cho Công ty chủ động hơn trong việc bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị nhà xưởng Công ty cần lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất. Công ty có thể xác định mức trích trước hàng tháng.

Trình tự hạch toán:

Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng vào sản xuất ở phân xưởng Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả

Khi công trình bàn giao, kế toán sẽ phản ánh: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Chi tiết: Có TK 241.3: Sửa chữa lớn TSCĐ)

Cuối năm kế toán sẽ xử lý chênh lệch giữa khoản đã trích trước và chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh:

+ Nếu số trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh thì số chênh lệch được phản ánh

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 627, 641, 642

+ Nếu số trích trước về sửa chữa lớn TSCĐ nhỏ hơn số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh thì chênh lệch được hạch toán thêm vào chi phí sản xuất chung theo định khoản

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

Có TK 335 - Chi phí phải trả

3.3.2.4.. Về việc tính giá thành sản phẩm nhập kho:

Kế toán chưa nên ghi sổ ngay giá thành sản phẩm nhập kho theo giá thành sản phẩm định mức, mà đến cuối kỳ (cuối tháng) sau khi xác định được công ty chi quá định mức hoặc tiết kiệm so với định mức thì mới tiến hành xử lý.

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ

KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành kỳ thực tập cuối khóa này em càng thật sự cảm thấy tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hoạt động quản lý nói chung và quản lý giá thành nói riêng. Trên thực tế, càng đi sâu vào tìm hiểu công tác này ta càng thấy rõ được vị trí không thể thiếu được của nó trong bộ máy kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thép Việt Ý em đã hiểu biết được phần nào về thực tế của công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Điều này đã giúp em hiểu sâu hơn, đúng hơn về những kiến thức đã được học. Qua đó em cũng biết được nhiều điều mà chỉ có trải qua thực tế mới có được và nó cũng giúp em nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Điều này sẽ giúp em rất nhiều trong những thử thách sắp tới khi em bước vào nghề kế toán mà em đã chọn lựa.

Được sự giúp đỡ tận tình và chỉ bảo của các cô, các chú trong phòng kế toán Công ty cổ phần thép Việt Ý em đã hoàn thành báo cáo thực tập của mình. Đây là những hiểu biết cơ bản về công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do trình độ còn hạn chế, thực tế lại ít và là lần đầu đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán vì vậy báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định nhất là phần giải pháp. Mặc dù đây chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu nhưng em mong rằng ý kiến của mình sẽ là những nội dung để Công ty tham khảo và có thể áp dụng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Em mong rằng công ty sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Em xin cảm ơn sự nhiệt tình chỉ bảo của các cô, các chú trong phòng kế toán của Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tìm hiểu giữa lý luận và thực tiễn để hoàn thành chuyên đề cuối khóa này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thép Việt- Ý (Trang 62)