IV. Định dạng dữ liệu, vị trí dữ liệu:
6. Các hàm LOGIC a Hàm AND
a. Hàm AND
*Công dụng : Trả lại giá trị là TRUE nếu tất cả các biểu thức logic trong danh sách là TRUE , ngược lại nếu có ít nhất một biểu thức trong danh sách nhận giá trị là False thì hàm trả lại giá trị False
*Cú pháp : AND( danh sách biểu thức logic)
Ví dụ: AND(3>2,”toi”>=”ta”,C3=0) Sẽ TRUE nếu ô C3 chứa giá trị 0, vì khi đó 3 giá trị trong danh sách đều nhận giá trị TRUE, ngược lại sẽ có giá trị False.
b. Hàm OR
*Công dụng : Trả lại giá trị False nếu tất cả các biểu thức logic trong danh sách là False , ngược lại nếu có ít nhất một biểu thức logic trong danh sách nhận giá trị True thì hàm trả lại giá trị True.
*Cú pháp : OR(Danh sách biểu thức logic) Ví dụ: OR(3<=2,”anh”=”em”, C3 =0)
Sẽ là False nếu ô C3 chứa giá trị khác 0 vì khi đó cả 3 biểu thức trong danh sách đều nhận giá trị False, ngược lại sẽ có giá trị True.
c. Hàm NOT
Công dụng: hàm NOT đổi ngược giá trị của biểu thức logic. NOT(True) = False và NOT(False) = True
Cú pháp : NOT(Biểu thức logic ).
Ví dụ : NOT(3>5) = True vì 3>5 là False. d. Hàm IF
* Công dụng : Hàm IF sẽ thực hiện biểu thức đúng khi thoả mãn điều kiện ấn định, nếu không sẽ thể hiện biểu thức sai .
Cú pháp : IF(bt_ logic, giá trị nếu bt_logic đúng, giá trị nếu bt_logic sai).
Hàm IF căn cứ vào lượng giá trị của biểu thức logic để trả về một trong hai giá trị, giá trị nếu bt_logic đúng và giá trị nếu bt_logic sai. Giá trị trả lại có thể được nhận thông qua kết quả của một hàm khác. Điều này chính là khả năng lồng nhau của các hàm trong Excel.
Ví dụ : Giả sử tại ô A3 chứa thông tin về trình độ văn hoá .Khi đó công thức : IF(A3=”ĐH”, “Đại học”, IF(A3=”CĐ”, “Cao đẳng”, IF(A3=”TC”, ”Trung cấp”))) nó sẽ trả về một trong ba chuỗi kí tự “Đại học”, “Cao đẳng “ hoặc “Trung cấp” tuỳ thuộc vào nội dung của A3 là “ĐH”, “CĐ”, hay “TC”.