IV. Định dạng dữ liệu, vị trí dữ liệu:
5. Các hàm tính toán thống kê (Statistical):
a. Hàm SUM
Công dụng : tính tổng các giá trị số
Cú pháp : SUM (danh sách các đối số ). Ví dụ : SUM(3,7) = 10; sum(A3:A9);... b. Hàm AVERAGE
Công dụng : Trả lại giá trị trung bình cộng của các số trong danh sách các đối số .
Cú pháp : AVERAGE( danh sách các đối số ). Ví dụ: AVERAGE(5,10,15) = 10
c. Hàm ABS
Công dụng : Cho tuyệt đối của giá trị số
Cú pháp : ABS( số ) Ví dụ : ABS(- 2) = 2 d. Hàm MAX
Công dụng : Trả lại giá trị số lớn nhất trong danh sách đối số
Cú pháp : MAX( Block)
Ví dụ: MAX(1,9,7,8) = 9
e. Hàm MIN
Công dụng : Trả lại giá trị nhỏ nhất trong danh sách các đối số .
Cú pháp : MIN (Block) Ví dụ : MIN ( 1,9,7,8) = 1
f. Hàm ROUND
Công dụng: trả lại giá trị số (từ kiểu số thực) đã được làm tròn .
Cú pháp : ROUND( number, numberdigit). ROUND(số, số chữ sôú ).
-Nếu số chữ sôú > 0 làm tròn phần lẻ. Ví dụ: ROUND(21.546,2) = 21.55.
- Nếu số chữ sôú = 0 lấy số nguyên gần nhất Ví dụ : ROUND(21.546,0) = 22.
- Số chữ số < 0 làm tròn phần nguyên. Ví dụ: ROUND(21.546,-1) = 20.
g. Hàm INT
Công dụng : Trả lại phần nguyên của số .
Cú pháp : INT(number) Ví dụ: INT(2.57) = 2
h. Hàm MOD
Công dụng : Cho trị số dư của phép toán chia
Cú pháp : MOD(number,divisor number) MOD( số, số chia)
Ví dụ: MOD(13,4) = 1 . Vì 13 chia 4 còn dư 1.
i. Hàm COUNT
Công dụng : Đếm số ô có trị số trong vùng( khác rỗng).
Cú pháp : COUNT(list).
COUNT(danh sách đối số )
Danh sách đối số có thể là các trị số , ngày logic, chuổi .. hoặc một danh sách tham chiếu. Hàm COUNT đếm các giá trị kiểu số có mặt trong danh sách đối số. Hàm này có thể kết hợp với hàm SUM để thay cho AVERAGE khi cần đảm bảo tính chính xác của phép lấy trung bình một khoảng giá trị mà không chắc giá trị này là số.
Ví dụ: COUNT(12/8/98,TRUE) = 2.
(Các kiểu ngày , logic được chuyển thành số )
j. Hàm RANK
Công dụng : Trả lại thứ hạng của số cần xếp hạng theo các giá trị của danh sách số .
Cú pháp : RANK(number,list,order).
RANK(Số cần xếp hạng, danh sách số, phương pháo sắp)
Nếu phương pháp sắp bằng 0 hoặc bỏ qua thì danh sách số được sắp theo thứ tự giảm dần , ngược lại là giá trị tăng dần trước khi so sách giá trị, Ví dụ nếu cần sắp thứ hạng học lực thì phương pháp sắp sẽ là 0 , nếu cần sắp thứ hạng vận động viên theo thời gian thì phương pháp sắp sẽ khác 0 (bằng 1 chẳng
hạn). Đối với các giá trị bằng nhau trong danh sách số thì thứ hạng tuơng ứng của chúng sẽ bằng nhau.
Ví dụ: Giả sử các ô từ A1 đến A5 chứa các giá trị tương ứng là 5,6,9,4,8 thì khi đó RANK(A1,A1:A5,1) = 2 (lấy theo thứ tự tăng 4,5,6,8,9 nhưng RANK(A1,A1:A5,0) = 4 (lấy theo thứ tự giảm 9,8,6,5,4).