xã Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh và Thị trấn Thiên Cầm. Trong đó Cẩm Nhượng là trọng điểm khai thác của huyện. Vốn là một làng chài truyền thống lâu đời trong khai thác, đánh bắt, Cẩm Nhượng hiện nay tập trung số
lượng công suất tàu thuyền, sản lượng khai thác và lực lượng lao động, giá trị các loại hải sản, thu hút nhiều nhât số tiền đầu tư cho ngành, gần như 100% dân cư của xã hoạt động thủy sản. Trong những năm gần đây, hoạt động đánh bắt hải sản của xã gặp nhiều khó khăn, do việc khai thác quá mức nguồn lợi hải sản, đặc biệt là khu vực ven bờ. Ngư dân cho đến nay vẫ còn dùng nhiều loại phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt như kích điện, hoặc đánh bắt không đúng thời vụ, đánh bắt cả vào thời vụ sinh nở của hải sản.Chính quyền địa phương đã có biện pháp cấm nhưng tình trạng đánh trộm vẫn tiếp diễn. Hầu hết các tàu thuyền của xã hiện nay phục vụ đánh bắt khơi xa, các dự án phát triển khai thác bước đầu có hiệu quả, sản lượng đánh bắt không ngừng tăng lên nhiều nhưng các loại hải sản có giá trị kinh tế cao lại tăng lên. Do đó giá trị sản lượng khai thác đã không ngừng tăng lên trong những năm qua
Bảng16: Gía trị sản lượng khai thác phân theo xã
(Đơn vị: Tỷ đồng) 2005 2009 2012 Cẩm Nhượng 29 60,3 72 Cẩm Lĩnh 20,2 36,7 43,1 TT. Thiên Cầm 12,4 23,2 29 Cẩm Lộc 8,5 16 24 Cẩm Hòa 4,1 9,2 14,5 Cẩm Dương 2,0 6,4 11,8
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cẩm Xuyên 2012) Những tồn tại trong việc khai thác thủy sản
-Dân cư ven biển phần lớn còn nghèo, không có nhiều vốn để mua sắm trang thiết bị đánh bắt hiện đại, đóng mới, sữa chữa tàu thuyền, tình trạng nợ quá hạn dẫn đến việc vay vốn tín dụng gặp khó khăn
-Việc đầu tư chưa đồng bộ,mới tập trung cho đóng tàu khai thác cá, các lĩnh vực khác nhau như cầu cảng, tàu hậu cần dịch vụ, tổ chức sản xuất
cung ứng, hậu cần dịch vụ phòng chống bão…đầu tư còn chậm, chưa đáp ứng được khai thác xa bờ. Hầu hết các thành phần kinh tế tự tổ chức việc khai thác cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Ngư dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhiên liệu và bán sản phẩm khi khai thác ở các ngư trường cá xa bờ, thường bị ép giá.
-Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức. Trình độ dân trí của ngư dân còn thấp, việc tổ chức bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết về kinh tế kỹ thuật và quản lí cho ngư dân còn hạn chế nên đại bộ phận dân cư còn lứng túng trong việc sử dụng các thiết bị phương tiện để khai thác.
- Do thiếu vốn, ngư dân phải đi vay nợ với lãi suất cao, không có vốn lưu động, tàu hoạt động có hiệu quả thì lại phải lo trả nợ, vì thế mà liên tục trong vòng luẩn quẩn, đời sống ngư dân bấp bênh, thiếu ổn định.
- Nhân dân sử dụng nhiều phương tiện đánh bắt gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản như mắt lưới quá nhỏ, dùng rà điện, nổ mìn, đánh bắt bừa bãi tùy tiện…làm cho nguồn lợi thủy sản vùng ven biển đang bị suy giảm mạnh - Đội ngũ các bộ quản lý khai thác từ tỉnh đến xã còn thiếu, đặc biệt là phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện, trung tâm khuyến nông khuyến ngư chưa có cán bộ có trình độ chuyên môn về khai thác thủy sản, các xã ven biển không có cán bộ chuyên trách về thủy sản
-Lực lượng tàu thuyền đánh bắt xa bờ đã tăng lên nhanh song phải giải quyết việc làm cho lao động, nhiều nghề năng suất còn thấp.
-Việc triển khai thực hiện các dự án đánh cá xa bờ trong nhiều năm qua còn chưa hiệu quả. Công tác quản lí không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng thua lỗ, phá sản của các chủ tàu. Một số hợp tác xã còn mang tính hình thức, xác lập quyền sở hữu và trách nhiệm không rõ ràng, chưa phát huy được tính tích cực của người lao động
a)Khái quát chung
Cũng như khai thác thủy sản,nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên, trước đây chủ yếu dựa vào khoanh ao đầm và thu hoạch nguồn lợi. Do cơ sở vật chất kỹ thuật , ao đầm không được đầu tư nâng cấp, kỹ thuật nuôi lạc hậu, giống lệ thuộc tự nhiên nên năng suất, sản lượng thấp, hiệu quả nuôi trồng không cao. Những năm gần đây, khi các đối tượng có giá trị được du nhập, chủ động vào sản xuất, nhà nước có chính sách phát triển đầu tư hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghề nuôi thủy sản thực sự phát triển
Ngành nuôi trồng thủy sản có mối quan hệ mật thiết với các nguồn thủy sản chất lượng cao, huy động sự tham gia của một số lượng lớn các hộ gia đình ở vùng ven biển, đem lại cho người dân công ăn việc làm và nguồn thu nhập quý báu. Sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị xuất khẩu đáng kể và đem lại những lợi ích quốc gia to lớn trong việc cung cấp cho thị trường trong nước. Sự tăng trưởng và lợi nhuận của nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò rất quan trọng trong những thành tựu đáng kể đã đạt được của công cuộc giảm nghèo ở các xã ven biển Cẩm Xuyên.
Hiện nay trong khi hoạt động khai thác hải sản đang gặp khó khăn khó có thể khắc phục được thì những ưu thế về giá cả vả sức tiêu thụ trên thị trường thế giới và nội địa của hàng thủy sản lại ngày càng nổi trội, những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản đã trở nên hấp dẫn với nhân dân cả nước nói chung và với nhân dân huyện Cẩm Xuyên nói riêng. Nuôi trồng thủy sản trở thành một nghề quan trọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần to lớn trong việc chuyển dich cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Có thể nói ngành nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực về cả số lượng và chất lượng, góp phần rất lớn làm tăng giá trị xuất khẩu, tạo cơ hội kiếm việc làm, tăng thu nhập , nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng biển.
Bảng 17 : Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng ở huyện Cẩm Xuyên ( 2005-2012)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Diện tích (ha) 368 400 453 468 525 534 546 613
Sản lượng (tấn) 600 990 1200 1250 1525 1580 1650 1690
Biểu đồ 12: Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản
Qua bảng số liệu có thể thấy trong vòng 7 năm, ngành nuôi trồng thủy sản có sự phát triển nhanh chóng về cả diện tích và sản lượng. So sánh kết quả sản xuất của năm 2012 với năm 2005 cho thấy:diện tích tăng 1,7 lần( từ 368 ha lên 613 ha), sản lượng tăng 2,8 lần từ 600 tấn lên 1690 tấn. Con số trên đã cho thấy một thực tế là, mặc dù phong trào nuôi trồng thủy sản ở huyện đã phát triển khá mạnh, song hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao, năng suất thấp. Trong những năm qua nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn phát triển rầm rộ, mở rộng về quy mô song do kinh nghiệm nuôi trồng của người dân vẫn còn yếu kém, thiếu vốn, thiếu kỹ tuật nên năng suất vẫn còn
thấp. Nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn đặc biệt là nuôi tôm Cẩm Phúc và các loại đặc sản mới đang ở bước đầu của giai đoạn thử nghiệm
Trong cơ cấu nuôi trồng thủy sản của huyện thì nuôi trồng thủy sản nước ngọt vẫn có xu hướng chiếm ưu thế cao hơn về diện tích và sản lượng
Bảng 18: Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng ở huyện Cẩm Xuyên phân theo nước ngọt, nước mặn, lợ
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Diện tích (ha) Ngọt 261 275 300 311 357 362 367 400 Mặn, lợ 107 125 153 157 168 172 179 213 Sản lượng(tấn) Ngọt 335 600 634 650 845 868 918 932 Mặn, lợ 265 390 566 600 680 712 732 758
Qua bảng số liệu có thể thấy diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mặn,lợ đều tăng, tăng khá nhanh. Từ 2005 đến 2012, diện tích nuôi trồng nước mặn, lợ tăng từ 107 ha lên 213 ha, tăng 106 ha, diện tích nuôi trồng nước ngọt tăng từ 261 lên 400 ha, tăng 139 ha. Sản lượng nuôi trồng nước ngọt tăng 335 tấn lên 932 tấn, tăng gần 2,8 lần,sản lượng nước mặn, lợ tăng từ 265 tấn lên 758 tấn,
Như vậy có thể thấy nuôi trồng thủy sản nước ngọt vẫn chiếm ưu thế và đang có nhiều khả năng triển vọng tốt hơn.Điều này không chỉ xuất phát từ tiềm năng còn rất lớn chưa được đưa vào khai thác nhiều mà nó còn xuất phát từ giá trị và hiệu quả kinh tế của ngành mang lại cho kinh tế quốc dân. Đồng thời tiềm năng nuôi trồng nước mặn cũng có xu hướng tăng với nhiều tiềm năng vốn có của huyện cùng với sự đầu tư của huyện nhà thì nuôi trồng thủy sản nước ngọt cũng như mặn lợ sẽ phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, việc đưa lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trở thành chủ lực trong kinh tế
thủy sản là điều không dễ dàng, vì đặc điểm của ngành là cần nhiều vốn đầu tư, kỹ thuật chặt chẽ trong các khâu tổ chức quản lý, hậu cần, dịch vụ… Trước mắt, việc đầu tư rất tốn kém nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài,, có ý nghĩa xã hội, lại tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Gía trị của ngành nuôi trồng thủy sản cũng tăng lên nhanh trong nhiều năm qua. Năm 2005 là 16,5 tỷ đồng( trong đó: tôm 13,6 tỷ đồng, cá : 2,4 tỷ đồng, các thủy sản khác 0,5 tỷ đồng). Năm 2012 đạt 60,2 tỷ đồng ( trong đó, tôm: 51,3 tỷ đồng, cá: 5,8 tỷ đồng, các loại khác 3,7 tỷ đồng)
Biểu đồ 13: Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2005-2012
Có được tốc độ gia tăng nhanh cả về sản lượng và về giá trị, trước hết là do chuyển dịch cơ cấu kinh tế( chuyển những diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản). Đối tượng nuôi tôm đổi mới, ở chỗ đưa vào
nuôi các đối tượng có giá trị cao và hợp với thị trường, mang lại hiệu quả, nổi bật là nuôi tôm sú
Trong cơ cấu giá trị sản lượng của nuôi trồng thủy sản Cẩm Xuyên, tôm chiếm ưu thế rõ rệt với tỷ trọng ngày càng tăng lên: 2005: 82,5% đến 2012: 85,2% giá tri sản lượng nuôi trồng. Điều đó đã khẳng định giá trị kinh tế rất lớn của tôm trong chiến lược hướng ra xuất khẩu của huyện. Các loại cá nuôi phần lớn là cá nước ngọt, hoạt động nuôi trồng chủ yếu nhằm phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của nhân dân.Việc xuất khẩu chủ yếu còn hạn chế, trong số các thủy sản đáng chú ý là các loài đặc sản đã bắt đầu đưa vào nuôi trồng trên quy mô lớn, nhờ đó mà giá trị cũng tăng lên.
Hiện nay hoạt động nuôi trồng thủy sản diễn ra mạnh mẽ khắp các vùng trong huyện, song tập trung nhiều và chủ yếu ở các xã ven sông ven biển. Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ tập trung các xã như: Cẩm Lĩnh, thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Lộc, Cẩm Phúc, Cẩm Nhượng. Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt phổ biến hơn ở các xã trong huyện, song tập trung nhiều hơn ở các xã có diện tích hộ lớn, mạng lưới sông suối và kênh chằng chịt như Cẩm Bình, Cẩm Thịnh, Cẩm Lĩnh, Cẩm Phúc, Cẩm Mỹ… Nuôi trồng thủy sản đã thu hút 2161 lao động phục vụ trong ngành, trong những năm gần đây nó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên quy mô của ngành còn nhỏ bé, hình thức chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, phát triển còn mang tính tự cấp tự túc, năng suất nuôi trồng thấp, phương pháp nuôi chủ yếu là quảng canh
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ là một nghề đã được phát triển từ khá lâu trong nhân dân, nhưng nhiều thập kỉ vừa qua nghề này phát triển còn chậm, hoạt động kém hiệu quả. Những năm gần đây, khi nhận thức rõ vai trò to lớn của nó đối với đời sống kinh tế xã hội phòng thủy sản huyện Cẩm Xuyên dưới sự chỉ đạo của Sở thủy sản Hà Tĩnh đã nhanh chóng có những biện pháp hữu hiệu: chuyển đổi, quy hoạch ruộng đất từ nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, khuyến khích hỗ trợ nhân dân thông qua mọi hình thức: Hỗ trợ vốn, công nghệ, đấu thầu, giảm thuế thêu đất, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn nhân dân kỹ nuôi trồng. Nhờ đó mà hoạt động nuôi trồng đã được đẩy mạnh trở thành phong trào rộng lớn ở những xã có điều kiện nuôi trồng.
Người dân trong huyện đã nhân thấy được vai trò của nuôi trồng thủy sản đối vói phát triển kinh tế gia đình là rất lớn ( đặc biệt là nuôi tôm). Nghề nuôi hải sản đêm lại thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng lúa, khai thác và đánh bắt hải sản ngoài tự nhiên. Số hộ cũng như lực lượng lao động tham gia nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn ngày càng tăng.
- Đối tượng nuôi trồng
Đối tượng nuôi trồng có nguồn gốc từ địa phương đã được tiến hành nuôi từ lâu đời đó là: tôm, ngao,…Trong những năm gần đây tôm thẻ chân trắng được đưa vào với quy mô lớn, cua, ngao là các loại mới được bổ sung nuôi trồng. Trong giai đoạn nuôi thử nghiệm bước đầu đã thấy đây là những loại hình thích hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện sinh thái.
Nuôi trồng thủy sản mặn, lợ: Đối tượng chủ yếu là tôm, nghêu, cua và một số giống cá có giá trị kinh tế cao như cá chẽm, hồng mỹ…
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng nhanh và diện tích nuôi tôm sú giảm dần do hiệu quả của tôm thẻ chân trắng cao hơn hẳn tôm sú. Nếu trước đây, nuôi trồng nước mặn, lợ chủ yếu là tôm sú thì những năm gần đây, các hộ gia đình đã chuyển sang nuôi trồng tôm thẻ trắng và là đối
tượng sản xuất chính. Với đặc tính là loạt tôm khỏe, có tính thích nghi cao, sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng đầm và trên cát.Do đó diện tích nuôi tôm thẻ trắng đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 đạt 18 ha đến năm 2012 đã đạt lên tới 112 ha, chiếm 52,6% diện tích nuôi trồng nước mặn, lợ
Việc triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện đã đạt dược khả quan. Nhiều chủ hộ nuôi tôm sau một thời gian làm đã thu được lãi cao, hầu hết các gia đình đều cso triển vọng trong nuôi tôm thẻ chân trắng. Vì vậy hiện nay tôm thẻ chân trắng đang trở thanh đối tượng nuôi hấp dẫn mà các gia đình đầu tư.
Diện tích tôm thẻ chân trắng được mở rộng , các hộ tham gia nuôi ngày càng đông nên sản lượng nuôi tôm cũng tăng lên qua các năm,sản lượng chân thẻ trắng năm 2005 đạt 23 tấn đến năm 2012 lên tới 500 tấn, tăng 477 tấn,
Bảng 19: Sản lượng nuôi trồng tôm chân thẻ trắng
(Đơn vị: tấn) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Sản lượng tôm thẻ chân trắng 23,0 72,0 96,0 100,0 386,0 428,8 437,0 500,0
( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cẩm Xuyên 2012)
Sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng mạnh, tăng liên tục. Có thể nói trong nhiều năm qua nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và phát triển tỉnh Hà Tĩnh cùng nhân dân trong huyện phấn đấu xây dựng một nền kinh tế hướng ra xuất khẩu, Tôm thẻ chân trắng trở thành một đối tượng xuất khẩu có giá trị rất lớn, được thị trường ưa chuộng, giá bán tôm xuất khẩu ngày một tăng. Đạt được kết quả như trên chúng ta không phủ nhận vai trò của các cơ quan chuyên môn của Sở, huyện nhất là Phòng Thủy sản đã chủ động chỉ đạo hướng dẫn, giúp đỡ ngư dân mở lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, theo dõi đan tôm nuôi, xử lý