Bảng 15: Sản lượng đánh bắt hải sản phân theo xã trong giai đoạn (2005 – 2012)

Một phần của tài liệu luận văn ngành thủy sản Địa lý ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 71 - 76)

Qua đây có thể thấy sản lượng thủy sản của huyện trong giai đoạn 2005 – 2012 tăng khá nhanh. Năm 2005: 2661 tấn, năm 2012 đạt 6363 tấn, tăng 3702 tấn trong 7 năm, tức là năm 2012 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2005. Đây là kết quả của việc đầu tư đóng tàu thuyền công suất đánh bắt xa bờ, việc trang bị nhiều máy móc, ngư cụ hiện đại được đẩy mạnh. Đặc biệt, từ năm 2010, đội tàu khai thác xa bờ của huyện tăng lên đáng kể, góp phần rất lớn trong việc làm tăng sản lượng thủy sản của huyện những năm qua. Với sự tăng nhanh của sản lượng thủy sản, trong những năm gần đây Cẩm Xuyên đóng vị trí cao trong trong toàn tỉnh.

Trong cơ cấu sản phẩm khai thác có thể thấy tất cả các sản phẩm đều tăng nhanh , trong đó cá luôn là sản lượng cao nhất. Từ năm 2005 cá các loại có tới 1934 tấn, đến năm 2012 tăng lên tới 4658 tấn, tăng 2724 tấn, tăng 2,5 lần.

Biểu đồ 8: Mối tương quan giữa số lượng tàu thuyền và sản lượng

Trong đó, sản lượng cá biển chiếm phần lớn,trong vòng 7 năm tăng từ 1723 lên 4262 tấn, tăng 2539 tấn, cá sông ngồi, ao hồ sản lượng tăng từ 211 tấn năm 2005 lên 396 tấn 2012.Năm 2005 đến năm 2012 các sản lượng các sản phẩm đều tăng, tăng nhanh: Sản phẩm các loại mực tăng từ 280 tấn lên tới 895 tấn, tăng gấp 615 tấn, sản phẩm các loại tôm tăng từ 51 tấn lên 98 tấn, 47 tấn , các loại hải sản khác tăng từ 396 tấn lên 712 tấn,tăng gấp 316 tấn.

Với một huyện có truyền thống rất lâu đời trong nghề biển, sự gia tăng các loại hải sản không chỉ là kết quả của việc đầu tư ngày càng lớn số lượng, chất lượng tàu thuyền, trang thiết bị hiện đại mà nó còn được kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống được tích lũy từ lâu đời. Đây là kinh nghiệm xương máu được truyền hết từ đời này sang đời khác, giúp cho ngư dân bám biển, bám thuyền, duy trì nghề nghiệp ( kinh nghiệm dự đoán thời tiết, nắm bắt lồng lạch,hải văn, đặc tính sinh trưởng, sinh sống của các loài hải sản…), có thể thấy một số những kinh nghiệm đánh bắt một số loài hải sản của ngư dân.

Trong khai thác các loại tôm: Dân đã rút ra được những kinh nghiệm đánh bắt: Mùa tôm không đồng nhất mà tùy từng loại riêng tháng 1 tôm bắt đầu đầu đẻ trứng ở bờ hay tựa cồn. Đặc tính tôm vàng và tôm gai chúng

thích màu nước đỏ. Tôm he, tôm hùm, tôm bột, tôm sắt thích màu nước xanh. Tôm mùa từ tháng 9 đến tháng 12 có gió heo may, bể lặng chúng đi vào bờ, mắt ngoi dày tựa rong biển. Nhờ thuộc hết tính nết của từng loại hải sản nên ngư dân đánh bắt được chúng không mấy khó khăn. Tôm he khai thác từ tháng 4, tháng 5, tôm vàng, tôm gai, tôm bộp, tôm sắt, tôm mùa, tôm đanh khai thác từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch.

Những kinh nghiệm truyền thống đó hiện nay là cơ sở quan trọng, vững chắc để huyện này tiếp tục phát huy thế mạnh ngành thủy sản, đặc biệt là khi kết hợp với việc đầu tư hiện đại hóa tàu thuyền có công suất lớn.

Qua sự chuyển dịch cơ cấu sản phẩm thủy sản đánh bắt cũng cho ta thấy sự chuyển biến mới trong hướng phát triển ngành kinh tế này

Biểu đồ 9: Cơ cấu sản lượng khai thác thủy sản Cẩm Xuyên (%)

Các loại hải sản này là thành phần chính tạo nên sản lượng thủy sản của huyện. Sau 7 năm, sản lượng mực tăng nhanh và chiếm tỉ lệ ngày càng lớn, năm 2005 chiếm 10,5% sản lượng đánh bắt đến 2012 chiếm 14,1%, tỉ trọng cá tăng 72,7%( 2005) lên 73,2% ( 2012). Điều này phản ánh xu hướng phát triển trong ngành đánh bắt là tập trung vào các đối tượng có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn xuấ khẩu lớn, điển hình là mực. Mực khô là mặt hàng được thị trường rất ưa chuộng

Bảng14 : Năng suất đánh bắt hải sản

Đơn vị: (Tấn/CV)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Năng suất đánh bắt 0,26 0,33 0,38 0,31 0,45 0,41 0,31 0,31 Qua bảng số liệu ta thấy: Năng suất đánh bắt hải sản của huyện khá cao, song chưa ổn định qua các năm, đặc biệt là lại đang có xu hướng giảm đi đáng kể. Sự bất ổn định về năng suất đánh bắt của huyện do nhiều yếu tố chi phối, mà chủ yếu là do sự biến động về điều kiện tự nhiên, môi trường, nguồn thức ăn( nhiệt độ, bão, hải văn … ) dẫn đến nguồn lợi thủy sản cũng có biến động theo. Năng suất đánh bắt trên cũng đang là dấu hiệu của tình

trạng khai thác quá mức. Trong những năm gần đây nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm sút nghiêm trọng, việc đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh mang lại hiều quả kinh tế cao song sản lượng không lớn

- Gía trị ngành khai thác thủy sản

Gía trị sản xuất khai thác thủy sản của huyện Cẩm Xuyên ngày càng tăng.Năm 2005 đạt 76,2 tỷ đồng, năm 2009: 151,8 tỷ đồng, năm 2005 : 194,4 tỷ đồng,trong vòng 7 năm giá trị sản xuất tăng gấp 2,5 lần

Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành khai thác cá chiếm ưu thế lớn nhất, song hiện nay đang có xu hướng giảm. Năm 2005 giá trị sản xuất khai thác cá là 37,4 tỷ đồng chiếm 49,1% giá trị sản xuất khai thác, đến năm 2012 giá trị sản xuất là 75 tỷ đồng còn chiếm 38,5%. Gía trị sản xuất của các loại hải sản: Tôm, mực…ngày càng tăng lên.

Biểu đồ 10: Gía trị khai thác thủy sản huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2005-2012

Năm 2005 giá trị sản xuất của tôm là 12,8 tỷ đồng ( chiếm 16,8%),

mực là là 22,2 tỷ đồng( 29,1%), các loại khác là 3,8 tỷ đồng (5,0%) đến năm 2012 giá trị sản xuất của tôm đạt 34,8 tỷ đồng( 17,9%), mực đạt 68 tỷ đồng( 32,9%), các loại khác đạt17,6 tỷ đồng (9,0%). Điều đó chứng minh

rằng hoạt động đánh bắt được đa dạng hóa, nhiều ngành nghề mới đã được đưa vào áp dụng, đánh bắt các loại hải sản có giá trị kinh tế đang là mục tiêu chính của các tàu thuyền khai thác.

• Phân bố sản lượng khai thác thủy sản

Sản lượng khai thác chủ yếu phân bố ở các xã ven biển: Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh, Thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Lộc, Cẩm Hòa, Cẩm Dương

Bảng 15 : Sản lượng đánh bắt hải sản phân theo xã trong giai đoạn (2005 – 2012) Đơn vị: tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Cẩm Nhượng 1007 1645 2000 2090 2350 2367 2400 2470 Cẩm Lĩnh 760 980 1295 1070 1457 1460 1550 1490 Thiên Cầm 305 444 500 650 850 872 893 900 Cẩm Dương 277 378 405 485 570 579 595 610 Cẩm Hòa 192 239 305 340 400 412 442 463 Cẩm Lộc 120 197 250 280 375 386 400 430

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cẩm Xuyên 2012)

Biểu đồ 11: Sản lượng hải sản phân theo xã năm 2012 (%)

Một phần của tài liệu luận văn ngành thủy sản Địa lý ngành thủy sản huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 71 - 76)

w