Kiểm định các mô hình đo lường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo thạc sĩ ở trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 108)

CEQ đã được tất cả các trường đại học ở Uùc sử dụng để đánh giá chất lượng khóa học, nhưng không phải tất cả các trường đều sử dụng thống nhất vì các trường đại học có thể tự chọn những thành phần của CEQ để áp dụng cho mình. Ngoài những thành phần đó, từng trường ĐH có thể tự phát triển thêm một số thành phần khác. Đề tài này sử dụng hầu hết các thang đo của CEQ (ngoại trừ thang đo ủng hộ sinh viên vì nó phù hợp cho bậc đại học, ít phù hợp với bậc đào tạo thạc sĩ), và sử dụng thêm thang đo tổ chức khóa học. Một số thang đo cũng được hiệu chỉnh và bổ sung cho phù hợp với ngôn ngữ tiếng Việt. Hơn nữa đặc điểm của nền kinh tế, xã hội, giáo dục ở Việt Nam đang trong quá trình đổi

mới toàn diện; có nhiều điểm chưa phù hợp với nền giáo dục Uùc; mỗi ngành, mỗi trường đại học cũng có những đặc thù riêng. Vì lý do đó, CEQ cần thiết phải kiểm định lại ở Việt Nam nói chung và ở ĐHKT nói riêng.

Thang đo mức độ quan trọng để xem xét các biến quan sát của CEQ có cần thiết đối với học viên ở ĐHKT hay không. Kết quả thống kê mô tả (xem Phụ lục 4) cho thấy mức độ quan trọng trung bình của các khía cạnh (các items) đối với học viên đều trên 4 (4 là điểm giữa của thang đo Likert 7 điểm). Do đó, tất cả các khía cạnh của thang đo CEQ có thể sử dụng để xem xét đánh giá của học viên về từng khía cạnh đó trong đo lường chất lượng khóa học thạc sĩ ở ĐHKT. Từ đây về sau, đề tài sử dụng thang đo mức độ đồng ý của học viên về các khía cạnh (đo lường mức độ thực hiện của các khía cạnh) để kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, và kiểm định mô hình nghiên cứu.

Độ tin cậy của từng thành phần của CEQ được đánh giá bằng công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Những thành phần nào không đạt yêu cầu về độ tin cậy (Cronbach’s Alpha < 0.6) sẽ bị loại. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá (EFA). Nhiệm vụ của EFA ở đây là khám phá cấu trúc của thang đo chất lượng khóa học thạc sĩ trong điều kiện của ĐHKT. Công việc này cũng thực hiện tương tự với thang đo mức độ hài lòng và mức độ trung thành của học viên. Sau EFA, tất cả các thành phần (các khái niệm nghiên cứu) được đưa vào phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Nhiệm vụ của CFA là khẳng định sự phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu. Nó khẳng định số lượng của các thành phần thang đo, những biến quan sát của các thành phần. Đánh giá về độ giá trị và độ tin cậy của các thang đo.

4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Apha đối với các thang đo lý thuyết

Các thang đo cần được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên1. Trọng & Ngọc (2005, 257) cho rằng: ”nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì

1 Long (2006, 46) trích từ Nunnally & Burnstein (1994) Pschy chometric Theory, 3rd edition, NewYork, McGraw Hill ; và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng (Thọ &Trang,2004,21; Thảo & Trọng, 2006, 15).

đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu”1. Hair (1998, 118) cho rằng hệ số tương quan biến – tổng nên trên 0.5; Cronbach’s Alpha nên từ 0.7 trở lên, và trong các nghiên cứu khám phá, tiêu chuẩn Cronbach’s Alpha có thể chấp nhận ở mức từ 0.6 trở lên.

Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đạt độ tin cậy cho phép, ngoại trừ thang đo đánh giá hợp lý (AAS). Thang đo đánh giá hợp lý có Cronbach’s Apha chỉ đạt 0.516, hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát aas1 là 0.308, của aas2 là 0.382, của aas3 là 0.316. Nếu loại bất kỳ biến quan sát nào của thang đo này thì Cronbach’s Alpha đều giảm. Do đó thang đo đánh giá hợp lý (AAS) bị loại, và không được sử dụng trong các bước phân tích EFA, CFA tiếp theo.

Tất cả các các thang đo còn lại (11 thang đo) đều thỏa mãn tiêu chuẩn của Hair (1998) đưa ra. Do đó, các thang do lý thuyết đảm bảo được độ tin cậy. Tuy nhiên cấu trúc của thang đo chất lượng khóa học thạc sĩ, thang đo mức độ hài lòng chung, thang đo mức độ trung thành của học viên chưa chắc đã hoàn toàn như lý thuyết. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thiết được sử dụng.

Bảng 4.2 Kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach’s Alpha

STT Thang đo quan sát Số biến Cronbach’s Alpha biến – tổng thấp nhất Hệ số tương quan

1 Giảng dạy tốt (GTS) 6 0.885 0.624

2 Phát triển những kỹ năng chung (GSS) 8 0.895 0.585

3 Chất lượng tốt nghiệp (GQS) 6 0.893 0.658

4 Mục tiêu và tiêu chuẩn rõ ràng (CGSS) 4 0.842 0.663

5 Đánh giá hợp lý (AAS) 4 0.516 0.308

6 Khối lượng công việc hợp lý (AWS) 4 0.801 0.600

7 Nguồn lực học tập (LRS) 5 0.851 0.619

8 Cộng đồng học tập (LCS) 5 0.847 0.616

9 Thúc đẩy tri thức khoa học (IMS) 4 0.899 0.760

10 Tổ chức khóa học (COS) 9 0.927 0.682

11 Mức độ hài lòng chung (OSS) 3 0.899 0.727

12 Mức độ trung thành (LS) 6 0.944 0.655

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

1 Trọng & Ngọc (2005) trích từ Nunally (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw-Hill; Peterson (1994), “A Meta-Analysis of Cronbach’s Coefficient Alpha”, Journal of Consumer Research, No. 21 Vol 2, pp 28-91; Slater (1995), “Issues in Conduction Marketing Strategy Research”, Journal of Strategic

a. Thang đo chất chất lượng khóa học thạc sĩ

Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn. Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 1 ≥ 0.5, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05. Thứ hai hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.45. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố ≤ 0.45 sẽ bị loại (Long, 2006, 47 trích từ Tabachnick & Fidell, 1989, Using Multivariate Statistics, Northridge, USA: HarperCollins Publishers) 2. Thứ ba, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 13. Tiêu chẩn thứ năm là khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố4.

Khi phân tích EFA đối với thang đo chất lượng khóa học thạc sĩ, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal axis factoring với phép xoay Promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thang đo CEQ mà đề tài sử dụng gồm 10 thành phần (10 thang đo con) với 54 biến quan sát. Sau khi kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Apha, thang đo đánh giá hợp lý (AAS) có 3 biến quan sát đã bị loại. 51 biến quan sát của 9 thang đo thành phần của CEQ tiếp tục được đưa vào EFA. Kết quả sơ bộ được trình bày trong Phụ lục 5.

Với kết quả sơ bộ đó, 13 biến quan sát sau lần lượt bị loại bỏ cos4, lrs5, gqgs1, aws4, cgss3, gqgs2, gss3, ims4, cgss2, cos9, ims3, ims2, ims1 do Factor loading nhỏ hơn 5, hoặc sai lệch Factor loading của biến quan sát giữa các nhân tố < 0.3. Cuối cùng, kết quả EFA

như Bảng 4.3 (xem Phụ lục 6)

1 KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong trổng thể (Trọng & Ngọc,2005,262)

2 Theo Hair & ctg (1998,111), Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA (ensuring practical significance). Factor loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998,111) cũng khuyên bạn đọc như sau: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu của bạn ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0.55, nếu cỡ mẫu của bạn khoảng 50 thì Factor loading phải > 0.75

3 Long (2006,47) trích từ Gerbing & Anderson (1988), “An Update Paradigm for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments”, Journal of Marketing Research, Vol.25, 186-192 4 Hùng & Toàn (2005) trích từ Jabnoun & Al-Tamimi (2003) “Measuring perceived service quality at UAE commercial banks”, International Journal of Quality and Reliability Management, (20), 4

Factor Factor name id items 1 2 3 4 5 6 7 1 gss2 0.820 2 gss1 0.800 3 gss5 0.799 4 gqs4 0.796 5 gqs5 0.743 6 gqs6 0.716 7 gss6 0.666 8 gss4 0.661 9 gqs3 0.554 Các kỹ năng chung và chất lượng tốt nghiệp (GS_GQS) 10 lcs5 0.785 11 lcs2 0.758 12 cos1 0.718 13 lcs3 0.715 14 cgss1 0.621 15 lcs1 0.614 16 cos2 0.605 17 lcs4 0.604 18 cgss4 0.571 Cộng đồng học tập (LCS) 19 cos6 0.823 20 cos7 0.812 21 cos8 0.797 22 cos5 0.665 23 cos3 0.571 Chương trình (CS) 24 gts6 0.894 25 gts3 0.688 26 gts4 0.677 27 gts2 0.612 28 gts5 0.585 29 gts1 0.476 Giảng dạy tốt (GTS) 30 lrs1 0.801 31 lrs3 0.637 32 lrs2 0.628 33 lrs4 0.520 Nguồn lực học tập (LRS) 34 aws1 0.724 35 aws3 0.714 36 aws2 0.666

Khối lượng công việc hợp lý (AWS)

37 gss8 0.812

38 gss7 0.797

Kỹ năng ngoại ngữ và tin học (CFLS)

Extraction Method: Principal Axis Factoring. Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization. Rotation converged in 7 iterations.

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy 38 biến quan sát được nhóm thành 7 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều > 0.45 nên các biến quan sát đều quan trọng trong

các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố giữa các nhân tố đều ≥ 0.3 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố. Hệ số KMO=0.934 nên EFA phù hợp với dữ liệu. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 5303.837 với mức ý nghĩa là 0.000; do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích đạt 59.738% thể hiện rằng 7 nhân tố rút ra giải thích được 59.738% biến thiên của dữ liệu; do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng khi trích các yếu tố tại nhân tố thứ 7 với eigenvalue=1.083.

Nhân tố thứ nhất gồm có 9 biến quan sát sau: gss2 Khóa học đã làm cho kỹ năng phân tích của tôi được sâu sắc hơn gss1 Khóa học đã phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của tôi gss5 Khóa học cải thiện kỹ năng viết trong khoa học của tôi

gqs4 Tôi đã học để áp dụng những nguyên tắc, kiến thức được học vào những tình huống mới gqs5 Khóa học giúp tôi tự tin để khám phá những vấn đề mới

gqs6 Tôi cho rằng những gì tôi được học có giá trị cho tương lai của tôi gss6 Khóa học phát triển khả năng lập kế hoạch công việc của bản thân tôi

gss4 Nhờ tham dự khóa học, tôi cảm thấy tự tin trước những vấn đề đang cản trở, hay những vấn đề mới gqs3 Quá trình học khuyến khích tôi đánh giá được những thế mạnh, những khả năng của tôi

Nhân tố này được đặt tên là Các kỹ năng chung và chất lượng tốt nghiệp (Generic Skills & Graduate Qualities Scale) được ký hiệu là GS_GQS

Nhân tố thứ hai gồm có 9 biến quan sát sau: lcs5 Tôi cảm thấy mình cũng thuộc về cộng đồng đại học

lcs2 Tôi có thể tìm hiểu những vấn đề hứng thú trong khoa học với đội ngũ giảng viên, và các học viên trong trường

cos1 Những hoạt động liên quan đến việc tổ chức khóa học được thực hiện tốt

lcs3 Tôi cảm thấy tin tưởng những người khác trong trường khi cùng họ khám phá những ý tưởng cgss1 Các tiêu chuẩn, yêu cầu của việc học tập/nghiên cứu được biết đến một cách dễ dàng

lcs1 Tôi cảm thấy một bộ phận học viên, giảng viên, nhân viên cam kết thực hiện tốt việc việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy và phục vụ việc dạy - học

cos2 Tôi nhận được những thông tin, lời khuyên hữu ích để lên kế hoạch học tập nghiên cứu của mình lcs4 Những ý tưởng và những đề nghị của học viên được sử dụng trong quá trình học

cgss4 Đội ngũ giảng viên làm rõ những gì họ kỳ vọng và yêu cầu ở học viên từ buổi học đầu tiên của môn học

Nhân tố này liên quan đến vấn đề văn hóa học tập, nhà trường cần tạo ra một môi trường để học viên có thể cảm nhận được nó thực sự là cộng đồng học tập và nghiên cứu, nhân tố này cũng liên quan đến các mục tiêu và tiêu chuẩn rõ ràng, tổ chức khóa học.

Nhân tố thứ ba gồm có 5 biến quan sát:

cos6 Các môn học hiện đại, nâng cao trong chương trình rất đa dạng cos7 Số lượng các môn học trong chương trình rất phù hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cos8 Các môn học trong chương trình đạt được độ sâu về kiến thức cos5 Tôi có đủ các lựa chọn về các môn học mà tôi muốn học

cos3 Các môn học trong chương trình được tổ chức một cách có hệ thống

Trong thang đo lý thuyết các biến quan sát này liên quan đến chương trình học, và chúng đều nằm trong thang đo tổ chức khóa học. Khi phân tích nhân tố khám phá, nó đã tự động được tách riêng ra thành một nhân tố, còn những gì gắn liền với việc tổ chức khóa học theo cách hiểu của người Việt thì được nhóm lại như nhân tố thứ hai. Nhân tố thứ ba này được đặt tên là Chương trình (Curriculum scale), và ký hiệu là CS.

Nhân tố thứ tư bao gồm 6 biến quan sát:

gts6 Đội ngũ GV đã làm việc tận tụy, nghiêm túc để làm cho các chủ đề của họ trở nên hứng thú gts3 Đội ngũ giảng viên đã nỗ lực để hiểu được những khó khăn mà tôi có thể gặp phải trong quá trình học tập, nghiên cứu

gts4 Đội ngũ GV thường cho tôi những thông tin hữu ích về việc tôi nên làm gì tiếp tục gts2 Đội ngũ GV dành nhiều thời gian bình luận, góp ý về việc học tập nghiên cứu của tôi gts5 Các giảng viên giải thích điều gì đó đều rất rõ ràng, dễ hiểu

gts1 Đội ngũ giảng viên (GV) của khóa học động viên, thúc đẩy tôi thực hiện tốt nhất công việc học tập nghiên cứu của mình

Nhân tố này thuộc về thang đo giảng dạy tốt, hoàn toàn giữ nguyên như thang đo lý thuyết. Tên của nó vẫn là Giảng dạy tốt (Good Teaching Scale) và ký hiệu là chữ GTS.

Nhân tố thứ năm bao gồm 4 biến quan sát: lrs1 Nguồn tài liệu trong thư viện đáp ứng được nhu cầu của tôi

lrs3 Nhà trường làm rõ những tài liệu nào đã sẵn có để hỗ trợ việc học tập của tôi lrs2 Thiết bị công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy & học tập hoạt động có hiệu quả lrs4 Tài liệu học tập rõ ràng và súc tích

Nhân tố này hoàn toàn thuộc về thang đo nguồn lực học tập. So với thang đo lý thuyết ban đầu, thang đo này có ít hơn 1 biến quan sát (lrs5 các tài liệu học tập của khóa học thích hợp và được cập nhật). Nhân tố này vẫn được đặt tên là Nguồn lực học tập (Learning Resources Scale), ký hiệu là LRS

Nhân tố này được vẫn có tên là Khối lượng công việc hợp lý (Appropriate Workload Scale) và được ký hiệu là AWS

Nhân tố thứ bảy bao gồm 2 biến quan sát: gss8 Khóa học phát triển kỹ năng tin học của tôi

gss7 Khóa học phát triển kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của tôi

Nhân tố này được đặt tên là kỹ năng kỹ năng tin học và ngoại ngữ, gọi tắt là Tin học và ngoại ngữ (computer & foreign languages scale) và được ký hiệu là CFLS

b. Thang đo mức độ hài lòng chung, Thang đo mức độ trung thành

Sau khi phân tích EFA, ba biến quan sát (oss1, os2, oss3) của thang đo mức độ hài lòng chung của học viên về khóa học (gọi tắt là thang đo hài lòng chung) được gom lại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo thạc sĩ ở trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 108)