Thang đo mức độ trung thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo thạc sĩ ở trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 39)

Thang đo này dựa trên thang đo mức độ trung thành của Ostergaard và Kristensen (2005), và Thurau (2001)

Mức độ trung thành (Loyalty Scale)

Sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ tiếp tục tham dự các chương trình học khác, các hội thảo, hay các khóa học ngắn hạn của trường

LS1

Tôi sẽ giới thiệu trường với những người khác LS2

Tôi sẽ giới thiệu khóa học mà tôi đã tham dự với người khác LS3

Giả sử lúc này tôi bắt đầu việc học ở bậc học tôi đang tham dự; với mức học phí và điều kiện tương

tự, tôi cũng vẫn chọn học tập ở nhà trường LS4

Giả sử lúc này tôi bắt đầu việc học ở bậc học tôi đang tham dự, tôi vẫn chọn khóa học mà tôi đang

học LS5

Tôi rất quan tâm đến việc giữ liên lạc với “khoa của tôi” (khoa chuyên ngành) LS6 Đối với các biến quan sát của chất lượng khóa học, để đánh giá mức độ đồng ý của học viên, tác giả không sử dụng thang đo Likert 5 điểm như các trường đại học Uùc mà sử dụng thang đo Likert 7 điểm.

Với mỗi biến quan sát, ngoài việc đánh giá mức độ đồng ý còn đánh giá mức độ quan trọng đối với học viên (cũng sử dụng thang đo Likert 7 điểm); vì các biến quan sát đó cần thiết đối với các học viên trong các trường đại học Uùc, nhưng chưa biết mức độ cần thiết của nó đối với các học viên ở Việt Nam nói chung, và trong bối cảnh của ĐHKT như thế nào.

Đánh giá mức độ quan trọng, mức độ thực hiện trên thang đo Likert 7 điểm cho phép thực hiện được nhiều mục tiêu: không chỉ áp dụng được mô hình IPA, mà còn có thể vận dụng phương pháp sơ đồ lưới A-E của Harvey để xác định những chiến lược đối với mỗi biến quan sát. Ngoài ra, hoàn toàn có thể thực hiện các thống kê như các trường đại học ở Uùc đã thực hiện; và ước lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu đã được đề cập ở Chương 2.

3.4 TÓM TẮT

Đề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi với 40 học viên; đồng thời khảo sát thử 30 học viên nhằm hiệu chỉnh và hoàn chỉnh bản phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định lượng với cỡ mẫu 211 nhằm thỏa mãn yêu cầu của hai kỹ thuật phân tích chính sử

hết các môn học trong chương trình thạc sĩ trong nước của ĐHKT. Chất lượng khóa học thạc sĩ được đo lường thông qua 10 thang đo (với 54 biến quan sát): giảng dạy tốt, phát triển các kỹ năng chung, chất lượng tốt nghiệp, mục tiêu và tiêu chuẩn rõ ràng, đánh giá hợp lý, khối lượng công việc hợp lý, nguồn lực học tập, cộng đồng học tập, thúc đẩy tri thức khoa học, và tổ chức khóa học. Mức độ hài lòng (hay sự hài lòng) được đo lường bởi một thang đo gồm có 3 biến quan sát, mức độ trung thành (hay lòng trung thành) được đo lường bởi một thang đo gồm 6 biến quan sát.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 4.1 GIỚI THIỆU

Chương 4 trình bày thông tin về mẫu khảo sát. Tiếp theo, trình bày kiểm định mô hình đo lường các khái niệm nghiên cứu. Khi thang đo các khái niệm nghiên cứu đã được kiểm định, nó sẽ được sử dụng để thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu. Cuối cùng phân tích chất lượng đào tạo thạc sĩ hiện nay của ĐHKT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo thạc sĩ ở trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 39)