8. Cấu trúc của khóa luận
2.2. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khi DH chƣơng “Từ trƣờng”
- Qua quá trình học tập và trao đổi với một số GV, HS thì chƣơng “Từ trƣờng” có thể nói là một phần tƣơng đối khó với cả GV và HS trong việc dạy và học.
- Các khái niệm đặc trƣng cho từ trƣờng nhƣ hƣớng của từ trƣờng, véctơ cảm ứng từ B, đƣờng sức từ đều là những mô hình lí tƣởng (hay mô hình lí thuyết). Những khái niệm này mang tính trừu tƣợng cao và khó hiểu đòi hỏi HS phải có khả năng hình dung và năng lực tƣởng tƣợng tốt khi học chƣơng này. Đặc biệt khi khảo sát từ trƣờng trong không gian xung quanh các dòng điện hoặc xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện đặt trong từ trƣờng đều, HS rất hay nhầm lẫn khi sử dụng quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái, việc vẽ các đƣờng sức từ, véc tơ cảm ứng từ hoặc véctơ lực từ đều làm cho HS gặp nhiều khó khăn. Thực tế giảng dạy, nhiều GV đã cố tình lƣớt qua dạng hình học của các khái niệm này và chỉ chú trọng vào các công thức tính độ lớn và cho HS làm nhiều bài tập định lƣợng. Do đó, khái niệm về từ trƣờng và các đại lƣợng đặc trƣng cho từ trƣờng đƣợc HS hiểu rất mù mờ, trong khi đây lại là những khái niệm cơ bản nhất cần hiểu rõ.
- Kiến thức về các phép tính véctơ của HS còn yếu, khả năng tƣởng tƣợng kém nên HS gặp nhiều khó khăn khi giải quyết các bài tóan liên quan đến hình vẽ.
- Thực tế chƣơng “Từ trƣờng” khó với GV và HS nhƣ trên đã nói, tuy nhiên để dạy tốt và học tốt chƣơng này GV và HS buộc phải đổi mới phƣơng pháp dạy và học cụ thể với các biện pháp sau:
+ GV gây sự chú ý, tạo hứng thú đối với HS bằng tiến trình DH cụ thể, tạo tình huống hợp lí, các câu hỏi dẫn dắt giải quyết tình huống mang tính gợi mở và phù hợp từng bài học. Sử dụng thí nghiệm, máy chiếu….tạo cho HS hứng thú, niềm say mê khám phá và HS không cần tƣởng tƣợng quá nhiều để hiểu các khái niệm cơ bản.
+ GV cần chia lớp thành các nhóm tạo thói quen làm việc hợp tác, trao đổi thông tin, đồng thời cũng có bài tập phát huy khả năng cá nhân của HS. Tạo không khí thi đua giữa các nhóm.
+ GV hƣớng dẫn HS dùng phƣơng pháp tƣơng tự kiến thúc cũ chiếm lĩnh kiến thức mới.
- Qua phân tích trên chúng tôi nhận thấy để HS chiếm lĩnh đƣợc kiến thức, phát huy đƣợc tính tích cực, tự lực, sáng tạo trong quá trình học tập chƣơng này thì vận dụng phƣơng pháp DHGQVĐ trong quá trình DH là rất phù hợp. Để kiểm tra tính khả thi của phƣơng pháp DHGQVĐ có phát huy đƣợc NLST của HS hay không. Sau khi dạy xong chúng tôi đã ra đề kiểm tra để khảo sát (xem phụ lục)