Lưu trữ, xử lý và biên tập, in xuất tư liệu.

Một phần của tài liệu SKKN: Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học địa lý lớp 10 từ mạng internet (Trang 35 - 40)

Hình 2.4 : Cửa sổ giao diện của phần mềm MTD9 EVA

2.2.3.Lưu trữ, xử lý và biên tập, in xuất tư liệu.

2.2.3.1. Lưu trữ những tài liệu tìm được.

* Đối với tài liệu dạng chữ.

Những bài biết liên quan đến nội dung của các bài học tìm được trên mạng Internet thông qua các công cụ, cách tốt nhất để lưu trữ và thuận tiện cho việc sử dụng sau này hãy nên lưu trữ dưới dạng văn bản (Word).

Cách thực hiện khá đơn giản như khi lưu trữ vản bản làm trên Microsoft Word (MS Word).

+ Đầu tiên từ trang Web đã tìm được tài liệu, bạn bôi đen những đọa văn bản mà bạn muốn đưa sang MS Word. Sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + C hoặc vào Edit\Copy.

+ Mở cửa sổ MS Word, nhấn Crtl + V hoặc vào File\ Paste.

+ Tiến hành lưu file MS Word: nhấn Ctrl + S => Xuất hiện hộp thoại Save as. Chọn nơi lưu ở ô Look in, đặt tên cho văn bản ở ô File name. Sau đó nhấn OK.

* Đối với tài liệu là hình ảnh.

Cách thức lưu trữ hình ảnh cũng khá đơn giản. Đối với mỗi hình ảnh tìm được trên công cụ tìm kiếm Google hoặc các trang Web khác, nếu hình ảnh nào bạn muốn lưu về máy tính của mình cần thực hiện những thao tác sau:

- Từ trang Web chứa hình ảnh, bạn click chuột phải vào hình ảnh bạn muốn đưa về máy.

- Chọn “Save picture as…”

- Hộp thoại Save picture xuất hiện. Chọn nơi lưu ở ô Look in, đặt tên cho hình ảnh ở ô File name. Sau đó nhấn OK.

* Đối với tài liệu là Video.

Các video không thể lưu trực tiếp như tài liệu dạng văn bản và hình ảnh mà phải lưu gián tiếp thông qua việc tải về (download) của các phần mềm hỡ trợ Download. Đa phần các video tìm được của đề tài đều có nguồn từ công cụ tìm kiếm video Youtube cho nên các file video khi tải về sẽ được lưu tại đường dẫn tải về của phần mềm hỗ trợ download IDM.

Sau khi các tài liệu đã lưu trữ ở trên ổ cứng, công việc tiếp theo là phải xử lý tài liệu. Bởi vì các tài liệu được lưu trữ ở trên chưa hẳn đã được sử dụng cho mục đích dạy học do một số hạn chế của các phần mềm trong dạy học, và hiệu quả giảng dạy. Các tài liệu cần được xử lý đó là dạng văn bản và dạng video.

* Xử lý dạng tài liệu văn bản.

Khi sao chép tài liệu dạng văn bản từ trên các trang web và lưu trữ theo file Word thì có một số định dạng cần xử lý gồm:

+ Định dạng lại chữ: Nên định dạng cỡ chữ 13, font Times new roman, căn thẳng hai lề, xóa bỏ các liên kết, chữ màu đen.

+ Cần loại bỏ những đoạn văn không cần thiết và không phù hợp. Đòi hỏi những người xử lý cần đọc và rút gọn lại.

* Xử lý dạng Video.

Điểm mới nhất của đề tài đó là những tài liệu dạng video được lấy từ các trang Web nước ngoài, ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Anh. Ngoại ngữ và một khó khăn trong việc tiếp thu và truyền đạt. Do vậy, những tài liệu dạng video này nếu muốn hiểu và ứng dụng được cho giáo viên, và học sinh lớp 10 cần phải có sự chuyển đổi, biên dịch sang tiếng Việt. Cách biên dịch lại các video khá phức tạp, sau đây là các công đoạn biên tập.

Đổi đuôi file video.

Các video khi tải về đều có định dạng đuôi là đuôi *.flv, kiểu file này rất khó để biên dịch cũng như ứng dụng để xem hoặc giảng dạy. Do đó, các video này cần được chuyển đổi đuôi, cụ thể lè từ đuôi *.flv sang *.avi hoặc *.mpg.

Để chuyển đổi đuôi ta cần dùng đến phần mềm Pazera Free FLV to AVI Converter (Chuyển đổi các tập tin Flash Video). Cách dùng khá đơn giản

+ Đầu tiên ta chạy phần mềm và đưa các file video có đuôi flv vào phần mềm ở khung Add file.

+ Tiếp theo là chọn dạng đuôi sẽ đưa ra sau khi chuyển đổi là avi hay mpg ở khung Output file format

+ Chọn nơi lưu file sau khi đã đổi đuôi ở khung Output directory. Có thể chỉ ra đường dẫn đến một nơi lưa khác khi nhấn nút Browse. Sau đó chỉ ra nơi lưu thích hợp.

+ Cuối cùng nhấn nút CONVERTER để thực hiện chuyển đổi.

Phần mềm sẽ tự động đổi đuôi, tùy vào dung lượng mà thời gian chuyển đổi sẽ nhanh hay chậm. Nếu đã chuyển đổi xong, nên xóa những file gốc (đuôi flv) để tiết kiệm dung lượng.

 Biên dịch file Video.

Sau khi đã có được các file có định dạng đuôi là avi hoặc mpg, công việc tiếp theo là phải sử dụng phần mềm Movie Maker để tiến hành biên dịch video. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số yêu cầu trước khi biên dịch:

- Người biên dịch phải có vốn từ tiếng Anh chuyên ngành về địa lý, phải có khả năng nghe hiểu tiếng anh tương đối khá, cụ thể hơn là trình độ ngoại ngữ tiếng anh tương đương trình độ B.

- Không cần phải dịch hết toàn bộ đoạn video mà phải biết và nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, những nội dung cần thiết phải minh họa và làm rõ. Sau đó ở trong video có nội dung tương ứng thì phải biên dịch để làm nổi bật kiến thức cơ bản. Nếu có những đoạn không cần thiết thì nên cắt bỏ.

- Những đoạn video không nên quá dài, độ dài mỗi video dùng để minh họa trong giảng dạy và trình chiếu nên từ 1-5 phút (do thời lượng tiết học không cho phép).

- Nên biên dịch dưới hình thức làm phụ đề. Vì nếu vừa xem kết hợp đọc nội dung là các phụ đề thì khả năng tiếp thu và lưu giữ của học sinh sẽ tốt hơn.

- Phần mềm đang sử dụng là Windows live Movie maker for Windows 7, phiên bản tiếng việt.

Biên dịch video bằng phần mềm Movie maker.

- Đầu tiên ta khởi chạy phần mềm Movie maker, chọn khung Thêm video và ảnh

và đưa video cần thiết theo các đường dẫn vào phần mềm. - Tiếp đó nhấn nút chạy Phát để xem video.

- Tách bỏ những đoạn video không cần thiết bằng cách chọn vị trí cần tách, nhấn chuột phải và chọn Tách

- Sau khi đã nghe qua và dịch sang tiếng Việt, ta tiến hành làm phụ đề cho video. Ở vị trí nào cần chèn phụ đề ta chọn Phụ đề, tiến hành chọn font chữ, cỡ chữ và gõ nội dung vào. Công việc tiếp theo là phải thiết đặt thời gian xuất hiện phụ đề ở khung Thời lượng chữ.

- Chúng ta cũng có thể thiết đặt hiệu ứng trong mỗi đoạn video khi chọn khung

Hiệu ứng hình ảnh Hoạt hình.

- Cuối cùng là trích xuất video.Thông thường nên trích xuất ra kiểu file Độ nét rõ chuẩn ở khung chia sẻ. (để hạn chế dung lượng quá lớn cho mỗi video, và chất lượng của kiểu file này khá tốt.

- Dạng đuôi trích xuất ra là dạng *.wmv. dạng đuôi này chạy được trên mọi phần mềm trình chiếu, và dừng trực tiếp ngay trong Poweroint để giảng dạy.

2.2.3.3. Biên tập tài liệu.

Biên tập tài liệu sẽ là công đoạn sắp xếp toàn bộ những tài liệu tìm thấy và đã được xử lý theo một hệ thống nhất định nhằm mục đích dễ dàng cho người sử dụng và phù hợp với cách tìm kiếm một bài cụ thể với mục đích tham khảo để giảng dạy.

Hình 2.10 : Cấu trúc tổ chức hệ thống tư liệu theo cây thư

Đề tài “Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học Địa lý 10 THPT từ mạng Internet” có mục đích cuối cùng là đưa ra hệ thống tư liệu dạy học Địa lý 10. Do đó, các tài liệu sẽ căn cứ trên cấu trúc chương trình tức là dựa trên các phần, các chương mà cụ thể là các bài để sắp xếp tài liệu.

Trong mỗi bài lý thuyết sẽ có hệ thống tài liệu bao gồm: Hình ảnh, tài liệu (văn bản) và video. Cấu trúc tổ chức hệ thống tư liệu sẽ dựa trên cây thư mục:

Với cách tổ chức này, mỗi khi dạy đến chương nào, bào nào chỉ cần chọn đúng vị trí mỗi bài là có thể tham khảo được dễ dàng hệ thống tư liệu dành riêng cho mỗi bài đó. Hơn nữa kiểu tổ chức dạng số hóa kể cả hình ảnh và văn bản sẽ giúp người dùng soạn thảo bài giảng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian soạn thảo hay Scan.

2.2.3.4. Trích xuất sản phẩm.

Sau khi đã hoàn tất các khâu tìm kiếm, xử lý, biên tập hệ thống tư liệu, công việc cuối cùng là hoàn thành và tạo ra sản phẩm. Sản phẩm sẽ là toàn bộ những tư liệu đã được tổ chức, biên tập có hệ thống theo cây thư mục. Do toàn bộ dữ liệu được thể hiện là dạng dữ liệu số hóa và để sử dụng lâu dài, thuận tiện, sản phẩm được trích xuất thành đĩa DVD với dung lượng từ 3,4-5 Gb. Với sản phẩm này có thể sử dụng với mọi máy tính có đầu đọc đĩa DVD, theo như hiện nay thì đa phần các máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay đều có loại ổ được đĩa này.

Một phần của tài liệu SKKN: Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và xây dựng hệ thống tư liệu dạy học địa lý lớp 10 từ mạng internet (Trang 35 - 40)