9. Cấu trúc khóa luận
1.2.2. Thực trạng của giáo viên lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sin h thành phố
Chúng tôi tiến hành điều tra 3 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy khối lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La.
Kết quả điều tra thực trạng giáo viên lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La đọc diễn cảm cụ thể như sau:
- Số lượng giáo viên trình độ cao đẳng có một giáo viên chiếm 33,3%, trình độ đại học có hai giáo viên chiếm 66,7%, giáo viên trình độ trung cấp không có giáo viên nào.
- Số lượng giáo viên có năm công tác dưới 5 năm có một giáo viên chiếm 33,3%, từ 5 đến 15 năm có hai giáo viên chiếm 66,7%, trên 15 năm không có giáo viên nào.
- Số lượng giáo viên gặp khó khăn chủ yếu khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được biểu hiện như sau: Trong 3 giáo viên thì có 2 giáo viên gặp khó khăn về số lượng trẻ đông trong một lớp và 2 giáo viên gặp khó khăn về trẻ nói ngọng. Còn những khó khăn khác không có giáo viên nào.
- Về biện pháp giáo viên sử dụng trong hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được biểu hiện như sau: Cả 3 giáo viên đều biết cách hướng dẫn học sinh lựa chọn và thể hiện giọng đọc phù hợp; trong đó có 2 giáo viên biết phối hợp với gia đình; ngoài ra cả 3 giáo viên đều rèn cho học sinh kỹ năng thể hiện ngữ điệu khi đọc.
- Về việc sử dụng các phương pháp sáng tạo khác không có giáo viên nào. Tổng hợp ý kiến qua phiếu điều tra của 3 giáo viên dạy khối lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La chúng tôi thấy:
- 100% giáo viên nhận thức đúng về đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là người đọc sử dụng mọi sắc thái của giọng để trình bày tác phẩm, giúp cho người nghe có thể “nhìn” thấy những cái đã được nghe và khơi gợi lên những rung động, những xúc cảm ở họ.
- 100% giáo viên đã chú ý đến việc tạo điều kiện giúp cho học sinh có cơ hội và môi trường để đọc diễn cảm nhưng lại chưa biết khai thác triệt để hứng thú của học sinh một cách phù hợp nhất.
- Chúng tôi có hỏi “Trong thực tế thầy (cô) đã gặp những khó khăn gì khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm ?” thì 66,7% giáo viên cho rằng số học sinh quá đông và 66,7% giáo viên cho rằng học sinh nói ngọng nhiều nên rất khó khăn trong việc đọc diễn cảm. Từ thực tế này chúng tôi đã đề ra biện pháp tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm thành từng nhóm, thầy cô gây hứng thú và kích thích học sinh đọc, thầy cô chú ý sửa sai cho học sinh, giáo viên phải sửa lỗi đọc kịp thời và tập cho học sinh nhận xét cách đọc của từng bạn trong lớp hoặc nhận xét bạn đọc của mình theo cặp đôi.
- Chúng tôi hỏi: “Thầy (cô) có thể đề xuất ra biện pháp gì để giúp học sinh đọc diễn cảm” thì 100% giáo viên đưa ra được biện pháp giúp học sinh đọc diễn cảm. Các giáo viên cho rằng nên sử dụng các biện pháp sau:
+ Biện pháp học sinh cách lựa chọn và thể hiện giọng đọc phù hợp. + Biện pháp rèn cho học sinh kỹ năng thể hiện ngữ điệu khi đọc.
Đó là các biện pháp giáo viên thường sử dụng để dạy đọc diễn cảm cho học sinh. Trong khoá luận này, chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng các biện pháp này nhưng chúng tôi đi sâu hơn để khai thác một cách sáng tạo nhất, hiệu quả nhất với từng biện pháp để giúp học sinh đọc diễn cảm một cách hiệu quả hơn.
1.2.3. Thực trạng dạy - học đọc diễn cảm ở lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La