Khảo sát chương trình sách lớp 4

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường tiểu học chiềng sinh (Trang 27 - 29)

9. Cấu trúc khóa luận

1.2.1. Khảo sát chương trình sách lớp 4

Chương trình và sách giáo khoa, nội dung dạy học bắt đầu từ kì một lớp 1, mỗi tuần gồm 5 tiết ứng với 5 bài tập đọc (có 3 bài đọc thêm).

Ở các lớp 2, 3, 4, 5 chương trình cả năm đều gồm 33 tuần, sách giáo khoa in đều thành hai tập. Mỗi tuần ở lớp 4 có hai tiết Tập đọc, mỗi tiết có 40 phút. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 có cấu trúc gồm 10 đơn vị học, mỗi đơn vị ứng với một chủ điểm trong 3 tuần (riêng chủ điểm tiếng sáo diều học trong 4 tuần), mỗi tuần có 2 tiết tập đọc gồm 2 bài học.

Nếu như ở các lớp dưới, chủ điểm học tập xoay quanh những lĩnh vực rất gần gũi với học sinh thì ở lớp 4 chủ điểm là những vấn đề đời sống tinh thần của con người như tính cách, đạo đức, năng lực, sở thích,… cụ thể:

Tập 1 gồm 5 chủ điểm, học trong 18 tuần:

- Thương người như thể thương thân (tuần 1, 2, 3) - Măng mọc thẳng (tuần 4, 5, 6)

- Trên đôi cánh ước mơ (tuần 7, 8, 9) - Có chí thì nên (tuần 11, 12, 13) - Tiếng sáo diều (tuần 14, 15, 16, 17)

Tuần 10 dùng để ôn tập giữa học kì 1, tuần 18 ôn tập cuối học kì 1. Tập 2 gồm 5 chủ điểm, học trong 17 tuần.

- Người ta là hoa đất (tuần 19, 20, 21) - Vẻ đẹp muôn màu (tuần 22, 23, 24) - Những người quả cảm (tuần 25, 26, 27) - Khám phá thế giới (tuần 29, 30, 31) - Tình yêu cuộc sống (tuần 32, 33, 34)

Như vậy, ta thấy sách giáo khoa lớp 4 có sự cụ thể. Số lượng chủ điểm nhiều với những tên gọi phong phú, hấp dẫn hơn tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, các chủ điểm được sắp xếp một cách hợp lí và nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.Các bài tập đọc ở trong sách giáo khoa đa dạng và phong phú về các thể loại văn bản như: truyện ngắn, kịch, thơ, văn xuôi, văn bản khoa học, trích đoạn, thần thoại, ca dao, truyện dân gian, thư.

Các bài tập đọc ở chương trình lớp 4 gồm: - Trích đoạn

Gồm có 10 đoạn trích, bao gồm: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” 2 bài (Tô Hoài), “Truyện cổ nước mình” (trích đoạn thơ - Lâm Thị Mĩ Dạ), “Tuổi ngựa” (trích đoạn thơ - Xuân Quỳnh), “Truyện cổ tích về loài người” (trích đoạn thơ - Xuân Quỳnh), “Chợ tết” (trích đoạn thơ - Đông Đắc Cù), “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (trích đoạn thơ - Nguyễn Khoa Điềm), “Đoàn thuyền đánh cá” (thơ - Huy Cận), “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” (thơ - Phạm Tiến Duật), “Con chim chiền chiện” (thơ - Huy Cận).

- Kịch: có một bài: “Ở Vương quốc Tương Lai” (Mát-Téc-Lích) - Văn bản khoa học

Có 4 bài, gồm: “Trống đồng Đông Sơn” (Nguyễn Văn Huyên), “Vẽ về cuộc sống an toàn” (báo đại đoàn kết), “Ăng-co Vát” (Những kì quan thế giới), “Tiếng cười là liều thuốc bổ” (báo giáo dục và thời đại).

- Thơ

Gồm có: “Mẹ ốm” (Trần Đăng Khoa), “Tre Việt Nam” (Nguyễn Duy), “Gà trống và cáo” (La - phông - ten), “Nếu chúng mình có phép lạ” (Định Hải), “Chuyện cổ tích về loài người” (Xuân Quỳnh), “Trăng ơi … từ đâu đến?” (Trần Đăng Khoa), “Dòng sông mặc áo” (Nguyễn Trọng Tạo), “Ngắm trăng. Không đề” (Hồ Chí Minh).

- Thần thoại: gồm có một bài: “Điều ước của vua Mi-đát” (Thần thoại Hi Lạp).

- Truyện dân gian: gồm có 2 bài: “Những hạt thóc giống” (truyện dân gian Khơ-me), “Ăn “mầm đá”” (Truyện dân gian Việt Nam).

- Thư: “Thư thăm bạn”. - Truyện ngắn: gồm có 24 bài

“Người ăn xin” (Tuốc-ghê-nhép), “Một người chính trực” (Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng), “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” (Xu-khôm-lin-xki), “Chị em tôi” (Liên Hương), “Trung thu độc lập” (Thép mới), “Đôi giày ba ta màu xanh” (Hàng Chức Nguyên), “Thưa chuyện với mẹ” (Nam Cao), “Ông Trạng thả diều” (Trinh Đường), “Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi” (Theo từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam), “Người tìm đường lên các vì sao” (Lê Nguyên Long - Phạm Ngọc Toàn), “Văn hay chữ tốt”, “Cánh diều tuổi thơ” (Tạ Duy Anh), “Kéo co” (Toàn Ánh), “Trong quán ăn “Ba cá bống”” (A-lếch-xây Tôn-xtôi), “Rất nhiều mặt trăng” (Phơ-Bơ), “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa” (theo từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam), “Thắng biển” (Chu Văn), “Ga-Vrốt ngoài chiến luỹ” (Huy- Gô), “Dù sao trái đất vẫn quay !” (Lê Nguyên Long - Phạm Ngọc Toàn), “Con Sẻ” (Tuốc-ghê-nhép), “Đường đi Sa Pa” (Nguyễn Phan Hách), “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” (Trần Diệu Tần - Đỗ Thái), “Con chuồn chuồn nước” (Nguyễn Thế Hội), “Vương quốc vắng nụ cười” (Trần Đức Tiến).

1.2.2. Thực trạng của giáo viên lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường tiểu học chiềng sinh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)