- Bộ điều khiển PID được thiết kế trên cơ sở mô hình tuyến tính hoá với những thông số chính xác của đối tượng trong khi thực tế đối tượng là
b) Dùng KIT phát triển TOP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thực nghiệm với DSP TMS320-2812 cho thấy bộ điều khiển đáp ứng nhanh các tín hiệu phi tuyến của lưới và điều khiển bám lưới tốt cho thiết bị nghịch lưu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.2.2.2. Kết quả thí nghiệm thực tế
* Mạch phát xung:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
* Mạch vi điều khiển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận * Kết luận
Luận văn đã áp dụng thành công một tiến bộ vượt bậc về lý thuyết điều khiển phi tuyến vào đối tượng nghịch lưu hòa lưới. Đây là một phương pháp điều khiển hoàn toàn mới chưa từng được thực hiện trước đó cho đối tượng này. Việc áp dụng phương pháp Backstepping đã giúp tách kênh trực tiếp hai biến trạng thái iNd, iNq. Điều này giúp ta cách ly được quá trình điều khiển công suất hữu công và công suất vô công một cách triệt để. Hơn thế nữa quan hệ vào ra của chúng sau khi tách kênh chỉ còn là dạng tích phân đơn giản, ta có thể áp dụng một khâu điều chỉnh PI đơn giản để có thể điều khiển, áp đặt chính xác giá trị của hai thành phần dòng iNd, iNq
bám theo giá trị đặt với một chất lượng động học rất tốt. Bộ điều khiển PHTT chỉ là bộ điều khiển tĩnh có thể dễ dàng thực hiện trong vi xử lý. Với việc thành công trong cách ly điều chỉnh công suất hữu công và công suất vô công, ta có thể đạt được một hệ số công suất cosφ của hệ thống rất cao trong khi vẫn có thể điều chỉnh được công suất hữu công phát lên lưới.
Phần mô phỏng đã đem lại nhiều kết quả đáng chú ý. Mặc dù mô hình đối tượng nghịch lưu hòa lưới là độc lập với mô hình toán trên đó các tác giả thực hiện Backstepping, kết quả hai dòng iNd, iNq vẫn được tách kênh và là khâu tích phân. Trên quan điểm mô phỏng sao cho gần giống nhất với hệ thống thực tế, các tác giả đã thêm vào các khâu như biến tần, điều chế vector không gian, kết quả đem lại vẫn rất tốt. Đồng thời các tác giả đã chuyển phần mô phỏng cấu trúc kinh điển sang dùng PLECS để tiện đối chiếu so sánh với cấu trúc TKTT.