Xây dựng sơ đồ điều khiển cho cụm phân hủy trung áp:

Một phần của tài liệu Mô phỏng hoạt động phân xưởng amonia của nhà máy đạm phú mỹ bằng phần mềm hysys và pro II mô phỏng phân xưởng urea bằng phần mền aspen plus (Trang 110 - 113)

Quá trình phân hủy xả ra ngược chiều với phản ứng tạo urea:

NH2-COO-NH4 ↔ 2NH2-CO-NH2 + CO2 – Q

Phản ứng xảy ra mạnh khi giảm áp, tăng nhiệt. Quá trình phân hủy xảy ra trong cụm phân hủy trung áp được tiến hành ở áp suất 19.5 barg, nhiệt độ 144 ÷ 165 0C. Thiết bị phân hủy được cung cấp nhờ dòng hơi 4.9 barg, nhiệt độ 158 0C ở phần trên và nước ngưng 219 0C ở phần dưới.

- Cụm 1109: thiết bị đo và điều khiển là LIT, LIC, LV, điều khiển mức chất lỏng trong bình chứa 20-V-1028.

- Cụm 1128: thiết bị đo và điều khiển là FE, FT, FIC, FV, điều khiển lưu lượng hơi nước trung áp bổ sung đi vào 20-E-1002B.

- Cụm 1021: thiết bị đo và điều khiển là TT, TIC, TV, điều khiển dòng hơi nước trung áp đi vào 20-E-1002A.

- Cụm 1014: thiết bị đo và điều khiển là LT, LIC, LV, điều khiển lượng sản phẩm của cụm phân hủy trung áp thông qua mức chất lỏng trong 20-Z-1002. - Cụm 1026: thiết bị đo và điều khiển là TT, TIC, TV, điều khiển nhiệt độ của

dòng cacbonate solution sau khi qua thiets bị làm lạnh 20-E-1006.

- Cụm 1005: thiết bị đo và điều khiển là FE, FT, FIC, FV, điều khiển lưu lượng tuần hoàn từ sản phẩm đáy của tháp hấp thụ 20-T-1001.

- Cụm 1010: thiết bị đo và điều khiển là FE, FT, FIC, FV, điều khiển lưu lượng tuần hoàn từ thiết bị nhưng tụ 20-V-1005.

- Cụm 1026: thiết bị đo và điều khiển là PT, PIC, PV, điều khiển lượng sản phẩm đỉnh của tháp 20-T-1003 thông qua áp suất trong bình ngưng tụ 20-V- 1005.

- Cụm 1016: thiết bị đo và điều khiển là LT, LIC, LV, điều khiển lượng Amonia thông qua mức chứa trong bình 20-V-1005.

- Cụm 1017: thiết bị đo và điều khiển là LT, LIC, LV, điều khiển lượng sản phẩm đáy của tháp 20-T-1003 thông qua mức ở đáy của tháp.

- Cụm 1012: thiết bị đo và điều khiển là FE, FT, FIC, FV, điều khiển lưu lượng condensate vào tháp 20-T-1003.

KẾT LUẬN

Sau hơn ba tháng kể từ ngày nhận đề tài tốt nghiệp “Tìm hiểu về công nghệ nhà máy Đạm Phú Mỹ và mô phỏng hoạt động của phân xưởng Ammonia và Urea trong nhà máy”. Đồ án của em đã giải quyết được những vấn đề chính sau:

- Tìm hiểu quy trình công nghệ và các thông số vận hành của xưởng Amonia, Urea trong nhà máy Đạm Phú Mỹ.

- Tìm hiểu về cách làm việc và sử dụng các công cụ trong môi trường Hysys, ProII, Aspen Plus cũng như các ứng dụng của nó trong lĩnh vực chế biến khí.

- Áp dụng phần mềm Aspen Plus mô phỏng hoạt động và thiết kế phân xưởng Urea của nhà máy Đạm Phú Mỹ.

- Nghiên cứu hệ thống điều khiển bước đầu xây dựng hệ thống điều khiển cho cụm phân hủy trung áp của phân xưởng Urea.

Tuy nhiên do thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nên trong đồ án này em chưa tìm hiểu kỹ hết các ứng dụng của các phầm mềm ứng dụng dung trong nghành công nghệ hóa học, chưa tìm hiểu được quy trình công nghệ của xưởng phụ trợ của nhà máy, cũng như chưa tính toán các thông số vận hành tối ưu.

Việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp đã giúp em ôn lại nhiều kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt. Tiếp cận và tìm hiểu phần mềm mới đã giúp em tích lũy được nhiều kỹ năng trong việc sử dụng phần mềm để mô phỏng và tính toán công nghệ của quá trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu từ nhà máy Đạm Phú mỹ.

2. Carl Branan, Rules of Thumb for Chemical Engineers, Elsevier 30 Corporate Drive, Suite 400, Burlington, MA 01803, USA.

3. Ramesh K.Shah, Dusan P.Sekulic, Fundamentals of Heatx Exchanger Design, Hoboken, New Jersey, USA.

Một phần của tài liệu Mô phỏng hoạt động phân xưởng amonia của nhà máy đạm phú mỹ bằng phần mềm hysys và pro II mô phỏng phân xưởng urea bằng phần mền aspen plus (Trang 110 - 113)