Một số quy trình chiết rút astaxanthin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết rút astaxanthin từ phế liệu tôm bằng dầu thực vật (Trang 35 - 40)

M Ở ĐẦU

1.3.5. Một số quy trình chiết rút astaxanthin

Sơ đồ quy trình chiết rút astaxanthin từ vỏ tôm Sú tươi của Trần Ngọc Châu [2]

+ Thời gian chiết: 15h .

+ Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu: 4/1. + Nhiệt độ khoảng 400C. Bã Lọc Bã Sản xuất Chitin Rửa bã, vải lọc Dịch rửa Aceton Dung môi

Nguyên liệu vỏ tôm sú tươi

Xử lý tạp chất Xử lý khoáng bằng HCl Rửa trung tính Chiết rút astaxanthin Lọc Dịch chiết

Chưng đuổi dung môi

Dung dịch astaxanthin

Cô khô

Sơ đồ quy trình tách chiết astaxanthin từ phế liệu vỏ tôm của KS.Nguyễn Văn Ngoạn [3]

Vỏ tôm ướt

Rửa, phơi, sấy

Nghiền nhỏ Khử protein Lọc, rửa Bã Khử khoáng Lọc, rửa Bã: sấy khô Chiết astaxanthin Dịch chiết astaxanthin Astaxanthin Chưng cất Dung dịch NaOH 3,5%; 1/10 (w/v), 650C, 120÷380 phút Nước Dịch lọc: thu hồi protein

Dịch lọc thu hồi khoáng

Sấy khô, tẩy trắng

Chitin

Dung dịch HCl 1N, 1/15 (w/v) 200C 30 ÷ 120 phút

Aceton 1/10 (w/v)

Từ những quy trình trên ta thấy đây là những quy trình khá cồng kềnh. Dung môi sử dụng độc hại và khá đắt. Tỷ lệ dung môi/phế liệu lớn. Do đó rất tốn dung môi. Mặc dù có thể tiến hành thu hồi lại dung môi. Nhưng hiệu suất cũng không cao đòi hỏi thiết bị phức tạp. Thời gian chiết khá lâu. Do vậy chúng ta cần phải tìm ra một loại dung môi mới để có thể khắc phục được những hạn chế trên. Mặt khác theo ThS.Hoàng Huệ An nên chiết astaxanthin ngay từ nguyên liệu vỏ tôm ban đầu không qua giai đoạn xử lý acid có thể dẫn đến sự phân hủy astaxanthin, làm giảm hiệu suất thu hồi astaxanthin. Vì vậy chúng ta nên chiết astaxanthin trước khi sản xuất chitin-chitozan.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

 Nguyên liệu:

Vỏ tôm Sú lấy từ công ty F17 được thải ra từ quá trình chế biến. Mỗi đợt thu mua 2 kg vỏ tôm tươi, sau đó được bảo quản lạnh và vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm.

Xử lý mẫu: Phế liệu tôm được rửa sạch để ráo nước. Sau đó được mang đi xay nhỏ bằng máy xay trục vít. Đường kính lỗ sàng là 1cm, rồi cho vào túi PE, cột kín và bảo quản ở nhiệt độ -200C.

 Dung môi Dầu nành:

Hãng sản xuất: Công ty Tường An.

Thành phần: 100% dầu đậu nành tinh luyện. Đặc điểm:

Được tinh luyện từ dầu đậu nành nguyên chất.

Trong thành phần có chứa hàm lượng cao 2 axít béo không no Omega - 3 và Omega - 6, có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa các bệnh liên quan đến hệ tim mạch.

Quy trình chế biến với công nghệ hiện đại giúp lưu giữ tối đa lượng Vitamin A, E tự nhiên tan trong dầu.

Chỉ tiêu chất lượng của dầu nành: Chỉ số IOD: 125÷135 (wijs).

Dầu phộng:

Hãng sản xuất: Công ty Tường An. Thành phần: dầu phộng tinh luyện Đặc điểm:

Không có Cholesterol.

Được tinh luyện từ 100% dầu đậu phộng nguyên chất.

Qui trình chế biến với công nghệ hiện đại lưu giữ được lượng vitamin A và E tự nhiên có trong dầu: hàm lượng vitamin A 10323 IU/kg, vitamin E 138 IU/kg.

Có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng phòng chống suy dinh dưỡng và các bệnh tim mạch thích hợp cho trẻ em, người lớn tuổi và người bệnh.

Chỉ tiêu chất lượng của dầu phộng: Chỉ số IOD: 80÷106 (wijs).

Không sử dụng chất bảo quản và chất tạo màu. Dầu hướng dương:

Hãng sản xuất: COROLI, Hà Lan.

Chỉ tiêu chất lượng của dầu hướng dương:

Hàm lượng nước: max 3%. Phản ứng Kreiss: âm tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết rút astaxanthin từ phế liệu tôm bằng dầu thực vật (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)