Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết rút astaxanthin từ phế liệu tôm bằng dầu thực vật (Trang 27 - 30)

M Ở ĐẦU

1.3.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu chiết astaxanthin từ vỏ các loài giáp xác thủy sản.

Trong vỏ các loài giáp xác thủy sản, astaxanthin liên kết chặt chẽ với lớp canxicarbonat-chitin, gây khó khăn cho việc chiết xuất astaxanthin. Nhiều công

trình nghiên cứu đã sử dụng acid hay hỗn hợp các acid để loại bỏ canxicarbonat (giai đoạn khử khoáng) trước khi chiết xuất astaxanthin bằng dung môi thích hợp.

Xian (1968) cho biết tôm không có khả năng tự tổng hợp astaxanthin mà chúng chỉ tích lũy từ trong thức ăn, sau đó tập trung ở các mô, gan, vỏ. Vậy nên việc cung cấp thức ăn có bổ sung thành phần astaxanthin cho tôm cần thiết.

Fox (1973) dùng acid acetic nóng để decanxi hóa vỏ tôm cua trước khi chiết xuất astaxanthin bằng aceton, metanol.

Theo Belinda K.Howell và Anthony D.Matthews (1982) đã nghiên cứu cho biết các dạng astaxanthin chính trong tôm sú là astaxanthin dạng monoester, diester và ít β-caroten.

Goo Iwin (1982) cho biết astaxanthin có thể tìm thấy trong thực vật, động vật và vi sinh vật

Fukuda và Kozo (1987) đã nghiên cứu khử canxi cacbonat trong vỏ tôm bằng HCl và trung hòa bằng NaOH trước khi chiết astaxanthin bằng ethanol 80%.

Krinsky (1989) cho rằng astaxanthin có khả năng chống các tác hại của tia tử ngoại nhờ khả năng bắt giữ các gốc tự do hình thành trong quá trình quang hóa.

Bernharm (1990), Renstrom và Liaaen- Jensen (1981) đã nghiên cứu cho rằng tảo lục Haematococcus pluvialis có khả năng tích lũy các monoester 80 % và diester 15% của astaxanthin ở dạng đồng phân ( 3S, 3S`) với các acid béo C18:1 và C20:0.

Theo nghiên cứu của Howell và Matthews (1991) thì tôm bị bệnh xanh thân sau 4 tuần ăn với khẩu phần có chứa 50 ppm astaxanthin, tôm đã có lại màu sắc xanh đen như bình thường của chúng.

Theo nghiên cứu của Miki (1991) thì khả năng chống oxy hóa của astaxanthin lớn hơn β-caroten gấp 10 lần, theo Di Mascio (1991) và Shimidzu (1996) thì khả năng chống oxy hóa của astaxanthin lớn hơn -tocopherol (vitamin E) gấp 50÷550 lần.

Jonhson (1992) và các nghiên cứu mới đây cho biết việc chiết xuất astaxanthin theo các phương pháp qua xử lý bằng acid, kiềm hay nhiệt độ có thể dẫn đến sự phân hủy lượng lớn astaxanthin. Ngày nay với công nghệ tiên tiến có thể cho phép chiết xuất astaxanthin bằng phương pháp siêu tới hạn bằng cách sử dụng CO2 -

hay CO2 kết hợp với ethanol như một đồng dung môi. Kết quả chiết xuất được astaxanthin có chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao.

Gobulev (1995) cho rằng astaxanthin tồn tại chủ yếu ở dạng ester hóa của đồng phân (3R, 3`R) trong nấm men Phaffia rhodozyma.

Theo Torrissen và Christiansen (1995) thì astaxanthin được xem như một vitamin thiết yếu đối với các loài giáp xác, cá hồi, cá hồng. Bổ sung astaxanthin vào thức ăn nhằm giảm stress cho vật nuôi, tạo màu đỏ cam đậm cho giáp xác khi đã chín, lòng đỏ trứng gia cầm…nhằm làm tăng giá trị cảm quan cho người tiêu dùng.

Alejung và Wadstroem (1998) nghiên cứu thấy rằng astaxanthin hữu hiệu trong việc phòng ngừa và điều trị các chứng bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn

Helicobacter sp trong hệ tiêu hóa của động vật.

Tippawan Paripatananoint (1999) nghiên cứu ảnh hưởng của astaxanthin lên màu da cá vàng Carassium auratus.

M.A.Naguib Yousry nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của astaxanthin và các carotenoid liên quan.

Cho đến nay một số công ty nước ngoài như Hoffmann-La Roche AG và BASF AG đã tổng hợp được astaxanthin ở dạng hỗn hợp gồm tỷ lệ 1:2:1 của ba dạng đồng phân (3S,3`S), (3R,3`S) và (3R,3`R) của astaxanthin tự do.

Anderson (1975) đã đưa ra quy trình trích ly carotenoid từ phế liệu tôm trong dầu nành. Dầu được cho vào phế liệu sau đó trộn lẫn với nhau, hỗn hợp được giữ nhiệt. Dầu sau đó được thu hồi bằng cách ly tâm.

Spinelli và Mahnken (1978) đã nghiên cứu 3 công đoạn trích ly thu hồi astaxanthin từ phế liệu vỏ cua đỏ bằng dầu.

Chen và Meyers (1982) đã sử dụng enzym thủy phân phế liệu giáp xác đã được đồng nhất với enzym proteaza và sau đó dùng dầu nành để trích ly thu hồi carotenoid.

Carotenoid trong phế liệu giáp xác đã đồng hóa được thu bằng cách acid hóa và được cho vào dầu nành. Sau đó hỗn hợp được giữ nhiệt. Để cho sắc tố hòa tan trong dầu. Chen và Meyers (1985).

Chen và Meyers (1984) đã đưa ra phương pháp mới cho phép ước lượng được hàm lượng sắc tố trong các loại dầu khác nhau, cơ sở của phương pháp dựa vào sự hấp thụ cực đại và hệ số hấp thụ của astaxanthin trong các loại dầu khác nhau.

No và Meyers (1992) đã chứng minh quá trình trích ly carotenoid bằng dầu từ phế liệu giáp xác có thể kết hợp với quá trình sản xuất chitin-chitozan.

Dầu cá tuyết đã được sử dụng để trích ly sắc tố từ phế liệu cua tuyết (snow crab) và phế liệu tôm (Shahidi và Synowiecki, 1991).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết rút astaxanthin từ phế liệu tôm bằng dầu thực vật (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)