Thuận lợi:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng dược Phú Thọ (Trang 32 - 99)

hiệu quả, quá trình đó phải được quản lý bắt đầu từ việc phân tích tình hình, xác định nhu cầu đến việc công bố sản phẩm của quá trình NCKH và đưa vào ứng dụng thực tiễn.

Có thể trình bày ngắn gọn quy trình hoạt động NCKH như sau: Bước 1: Dự kiến phương hướng đề tài NCKH.

Bước 2: Duyệt hướng đề tài NCKH. Bước 3: Đăng kí tên đề tài NCKH. Bước 4: Tổ chức phê duyệt đề cương. Bước 5: Giao đề tài NCKH.

Bước 6: Kiểm tra, đôn đốc, giám sát tiến trình thực hiện đề tài NCKH. Bước 7: Tổ chức nhiệm thu, đánh giá đề tài NCKH.

Bước 8: Công bố kết quả NCKH, tổ chức lưu trữ và ứng dụng đề tài NCKH.

1.4.2. Quản lý đội ngũ những người hoạt động NCKH

Nhân lực khoa học công nghệ nói chung, đội ngũ những người hoạt động NCKH nói riêng là những người phát minh, sáng tạo, truyền bá và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới. Lịch sử phát triển khoa học công nghệ trên thế giới đã chỉ rõ: Số lượng và chất lượng của đội ngũ nhân lực ở một quốc gia và tỉ lệ tương quan so sánh với các nước trên thế giới có liên quan mật thiết với trình độ và tốc độ phát triển khoa học công nghệ của nước đó.

Quản lý khoa học sẽ không có hiệu quả nếu như coi nhẹ yếu tố con ngư- ời - chủ thể của hoạt động NCKH. Chất lượng NCKH do chất lượng của từng nhà khoa học quyết định, không thể có sản phẩm nghiên cứu tốt nếu không có đội ngũ những nhà khoa học có chất lượng. Chất lượng của người cán bộ

NCKH xã hội nói chung và cán bộ NCKH giáo dục nói riêng, trước hết phải nói tới các phẩm chất chính trị, đạo đức, tư chất khoa học, năng lực và trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực nghiên cứu.

Nguồn nhân lực NCKH chủ yếu là đội ngũ giảng viên và cán bộ có trình độ từ đại học trở lên. Điều quan trọng nhất của nguồn nhân lực khoa học là khả năng sáng tạo và lòng say mê khoa học. Nguồn nhân lực khoa học là tiền đề quyết định kết quả hoạt động NCKH: “Nhân lực khoa học là tiềm năng của mọi tiềm năng, là nhân tố quan trọng nhất tạo ra mọi thành công không những cho khoa học, mà còn cho tất các những lĩnh vực hoạt động khác của nhân loại” [14].

Trong công tác quản lý nguồn nhân lực, để thành công nhà quản lý cần nắm vững những kiến thức chung về quản lý con người trong điều kiện của nền kinh tế thị trường. Công tác quản lý nguồn nhân lực NCKH ở cấp vĩ mô thường được gắn kết với vấn đề quản lý nguồn nhân sự nói chung của tổ chức và phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý chung của Nhà nước. Công tác quản lý nguồn nhân lực NCKH bao gồm các hoạt động sau:

- Nắm vững tình hình hoạt động của các loại hình nhân lực NCKH như: Cơ cấu trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, độ tuổi, tính cách...

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sử dụng và phát triển nhân lực. + Kế hoạch nhiệm vụ tác nghiệp, đảm bảo đời sống và việc làm cho giảng viên.

+ Kế hoạch khuyến khích phát huy năng lực sáng tạo NCKH, động viên tinh thần và vật chất cho giảng viên.

+ Kế hoạch đào tạo mới, đào tạo lại, tuyển dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng giảng viên.

1.4.3. Quản lý các nguồn lực phục vụ hoạt động NCKH

Nguồn lực NCKH là tất cả các nguồn lực phục vụ cho hoạt động NCKH bao gồm: Con người (nhân lực), nguồn lực về vật chất (vật lực), tài chính (tài lực) và nguồn thông tin (tin lực).

● Nguồn nhân lực NCKH là chủ thể của hoạt động NCKHN, nguồn tài lực NCKH là nguồn tài chính chi phí cho hoạt động NCKH bao gồm:

- Ngân sách Nhà nước chi cho công tác NCKH. - Kinh phí của tổ chức dành cho NCKH.

- Đầu tư, tài trợ của các chương trình, dự án, các tổ chức và cá nhân. Quản lý nguồn tài lực cho hoạt động NCKH tuân theo một quy trình sau: - Lập dự toán cho công tác NCKH hàng năm theo tài chính.

- Duyệt dự án. - Cấp phát (chi). - Thanh quyết toán. - Kiểm tra.

Hiện nay, một vấn đề đặt ra trong công tác quản lý hoạt động NCKH ở các trường đó là định mức chi tiêu, kinh phí dành cho NCKH. Trong khi đó, hoạt động NCKH là lao động chất xám thì không thể có định mức được, bên cạnh đó các loại đề tài nghiên cứu với các ngành khoa học khác nhau đòi hỏi sự đầu tư về mặt tài chính khác nhau.

Nguồn vật lực NCKH là toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng cho NCKH bao gồm:

- Cơ sở hạ tầng như: Trụ sở làm việc, phòng thí nghiệm, nhà xưởng nơi nghiên cứu, thực nghiệm.

- Máy móc thiết bị dùng cho NCKH.

- Nguyên liệu, vật tư kĩ thuật dùng trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm, văn phòng phẩm...

● Nguồn tin lực phục vụ cho NCKH:

Quản lý hoạt động NCKH phải quan tâm đến thông tin, tư liệu khoa học, nó được coi là nguồn vật chất không thể thiếu được của quá trình nghiên cứu. Thông tin đối với nhà khoa học như: “Cơm ăn, nước uống, không khí ” hàng ngày đối với con người. Làm khoa học mà thiếu thông tin cũng giống như con người thiếu dinh dưỡng đến một lúc nào đó sẽ không còn đủ sức để nghiên cứu. Quy trình cơ bản của hoạt động thông tin NCKH bao gồm: thu thập thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ bảo quản thông tin... Quản lý nguồn tin lực trong NCKH là làm sao cho quy trình trên được thực hiện thuận lợi và có hiệu quả cao.

Quản lý nguồn tin lực cho NCKH theo các nội dung sau:

Chỉ đạo xác định nhu cầu thông tin và lập khung đề mục cơ sở, duyệt khung đề mục và chỉ đạo phòng, ban chức năng tiến hành.

Thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết, chủ yếu từ các nguồn trong nước, các ấn phẩm thông tin và các bản sao tài liệu gốc, đồng thời đặt mua một số tài liệu nước ngoài cần thiết theo khung đề mục.

Tổ chức xử lý, phân tích, tổng hợp các tài liệu thu thập được.

Tổ chức kho tra cứu thông tin kết hợp với thư viện, thành lập trung tâm nghiên cứu, lưu trữ dữ liệu nghiên cứu của cơ sở, khai thác và phục vụ theo yêu cầu nghiên cứu.

Truyền thông tin tới người nghiên cứu, giải đáp và giúp họ khai thác dịch vụ mạng.

Tập hợp và giải đáp các yêu cầu của người nghiên cứu thông qua việc phối hợp với các cơ quan tương ứng trong nước về những vấn đề mà trung tâm thông tin cơ sở không có khả năng.

Tổ chức tuyên truyền và phổ biến các thành tựu NCKH trong phạm vi cơ sở.

Tổ chức phối hợp với các đơn vị quản lý, nghiên cứu và sản xuất của cơ sở. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, có hai mâu thuẫn đã và đang tồn tại: Mâu thuẫn giữa khối lượng thông tin khoa học ngày càng tăng và khả năng tiếp thu các thông tin đó của cán bộ khoa học chuyên môn, mâu thuẫn giữa nhu cầu thông tin ngày càng lớn, đa dạng và khả năng nhận được những thông tin có nội dung phù hợp với yêu cầu nghiên cứu. Việc cung cấp nguồn tin cũng như giúp đỡ các đối tượng nghiên cứu khoa học cập nhật được thông tin là trách nhiệm và cũng là khó khăn của nhà quản lý vì hơn ai hết chính những nhà quản lý phải là những người có hiểu biết tốt về nguồn thông tin khoa học cũng như kĩ năng xử lý thông tin đó.

1.4.4. Quản lý xuất bản, công bố và ứng dụng các công trình NCKH

Thời gian trước đây người ta gần như phủ nhận chức năng NCKH của các trường đại học và cao đẳng là nơi chỉ để áp dụng những thành quả NCKH từ các nguồn khác mang đến. Thực tế đã chứng minh điều ngược lại: Số lượng các công trình NCKH của các nhà khoa học, giảng viên ở các trường đại học và cao đẳng đã được công bố nhiều nơi, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả của nhiều công trình đã được phát triển thành tài liệu, sách giáo khoa dùng cho hoạt động giảng dạy đã làm cho không một tổ chức, cơ quan cá nhân nào có thể phủ nhận vai trò tiên phong trong NCKH của các trường đại học và cao đẳng ngày nay.

Thực tế cho thấy rằng để các công trình NCKH được công bố, xuất bản, phổ biến rộng rãi phải kể đến vai trò của các nhà quản lý hoạt động NCKH. Họ là những người xây dựng các kế hoạch công bố, xuất bản các công trình khoa học cũng như tìm thấy con đường để đưa kết quả đến với đời sống, với thực tiễn sản xuất.

Khi các công trình khoa học được công bố, xuất bản, phổ biến rộng rãi thì uy tín của cá nhân cũng như của tập thể đó với cộng đồng, với xã hội được nâng cao, điều đó góp phần to lớn tăng thêm động lực, niềm say mê của các

Tóm lại, công việc của một nhà quản lý hoạt động NCKH là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người quản lý phải có một tầm nhìn sâu rộng về xã hội, về năng lực của đội ngũ mà mình quản lý, có khả năng bao quát các vấn đề nghiên cứu và đó phải là một người quản lý hội đủ cả tâm, tầm, tài.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động NCKH ở trƣờng cao đẳng

Hoạt động NCKH ở trường cao đẳng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: Nguồn nhân lực, nguồn tài lực, nguồn vật lực, nguồn tin lực... Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH có thể là những yếu tố khách quan như cơ chế, chính sách, môi trường kinh tế - xã hội, KH-CN địa phương, các nguồn lực phục vụ NCKH (kinh phí, cơ sở vật chất...), đặc điểm giới tính, sự quản lý, điều hành hoạt động NCKH, tài liệu, trang thiết bị cho NCKH và cũng có thể là các yếu tố chủ quan như động lực tham gia NCKH, ý thức, thái độ đối với NCKH, trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng NCKH, trình độ tin học, ngoại ngữ, khối lượng công việc giảng dạy và các nguyên nhân khác. Ngoài ra, các yếu tố khách quan khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NCKH của GV đó là các nguồn lực phục vụ NCKH, cơ chế, chính sách động viên người nghiên cứu. Thật vậy, hoạt động NCKH không thể tiến hành "chay" mà phải có nguồn kinh phí vừa đủ để mua hóa chất, thuê nhân công và công bố kết quả. Kinh phí này để người NC thực hiện các ý tưởng khoa học của mình. Bên cạnh đó, cũng cần có hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu thì mới đảm bảo chất lượng hoạt động NCKH.

Trong đó yếu tố quan trọng nhất là những người tham gia NCKH ở trường, bao gồm chủ yếu là đội ngũ cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và NCKH ở các khoa, tổ bộ môn.

Các nguồn lực quan trọng khác phục vụ cho hoạt động NCKH bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn thông tin, tư liệu, nguồn tài chính... phục vụ cho hoạt động NCKH.

Công tác quản lý, các quy định, quy chế NCKH, các chính sách về NCKH của ngành, của trường, mối quan hệ giữa nhà trường và các đối tác, các lực lượng xã hội có liên quan trong việc thực hiện và sử dụng kết quả NCKH. Người giảng viên có sự say mê, hứng thú với hoạt động NCKH hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý của nhà trường, các chính sách khuyến khích, định hướng về KHCN, cung cấp các điều kiện nghiên cứu… Kết quả của các công trình NCKH của giảng viên có đem lại hiệu quả thực sự hay không cũng còn nhờ vào hoạt động công bố, triển khai ứng dụng…của nhà trường.

Kết luận chƣơng 1

Quản lý hoạt động NCKH là quá trình chủ thể quản lý tác động tới đối tượng bị quản lý một cách có tổ chức, có định hướng nhằm tạo ra sản phẩm khoa học thực thụ. Quản lý hoạt động NCKH phải đi từ quản lý quá trình tổ chức NCKH, quản lý những người làm NCKH, quản lý các nguồn lực phục vụ khoa học cho đến quản lý công đoạn xuất bản, công bố, ứng dụng các công trình NCKH. Quản lý hoạt động NCKH trong các trường cao đẳng và đại học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cấp chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên. Do đó, NCKH là một nội dung quản lý cốt yếu trong quản lý một trường cao đẳng và đại học.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NCKH

CỦA GIẢNG VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG DƢỢC PHÚ THỌ 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Trƣờng Cao đẳng Dƣợc Phú Thọ

Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ được thành lập theo QĐ số 5616/QĐ - BGDĐT. Đây là mô hình trường dân lập đầu tiên có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Dược có trình độ Cao đẳng và thấp hơn. Nhà trường chịu sự quản lý của UBND tỉnh Phú Thọ, thông qua Sở giáo dục và đào tạo, Sở lao động TB và XH về dạy nghề, Bộ giáo dục và đào tạo về quản lý nhà nước, công tác giáo dục và đào tạo bậc Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp, chịu sự chỉ đạo của Bộ y tế về đào tạo chuyên môn ngành Dược và chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị nhà trường.

Tiền thân của trường Cao đẳng Dược Phú Thọ hiện nay bắt nguồn là một cơ sở Dược thành lập năm 1989 trực thuộc công ty Dược Vật tư Y tế Phú Thọ. Từ đó, qua các giai đoạn phát triển: năm 2003 là Trung tâm đào tạo Dược; tiếp đến là Trường Kỹ thuật Dược năm 2004; năm 2005 là Trường THKT Dược và ngày nay đã chính thức mang tên trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Với đặc điểm là một trường tư thục, có sự bảo trợ của công ty cổ phần Dược Phú Thọ là nơi thực hành tốt cho sinh viên. Điều này không phải trường nào cũng có. Do đó, đây là điều kiện thuận lợi cho sinh viên học đi đôi với hành một cách hiệu quả. Cũng nhờ đó mà trong những năm qua, trường đóng góp phần lớn trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ Dược chất lượng cho ngành Y tế của nước ta.

Trong những năm qua, trường góp phần trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ Dược chất lượng cho ngành Y, Dược Việt Nam. Mục tiêu của nhà trường là mở rộng qui mô, đa dạng hóa loại hình đào tạo; mở rộng quan hệ quốc tế, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên; tích cực chủ động xây dựng hoàn thiện về cơ sở vật chất, tạo điều kiện để phát triển tư duy sáng tạo, rèn kỹ năng nghề

nhu cầu hội nhập vì sự phát triển cộng đồng. Xây dựng thương hiệu “Cao đẳng Dược Phú Thọ có uy tín, mở rộng hợp tác trong và ngoài nước”.

Nhà trường đã đề ra sứ mạng của mình cụ thể như sau: 1. Lấy chất lượng giáo dục đào tạo làm cam kết cao nhất. 2. Lấy trí tuệ sáng tạo khoa học làm nền tảng cho sự phát triển. 3. Lấy tâm huyết, trách nhiệm làm phương châm hành động. 4. Lấy bản sắc Cao đẳng Dược Phú Thọ làm sự tự tin của trường.

5. Lấy chất lượng đào tạo đẳng cấp quốc tế làm mục tiêu của nhà trường. 6. Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế tôn vinh thương hiệu.

7. Lấy việc hướng nghiệp cho sinh viên làm khởi sự cho mọi hoạt động. Đây là cơ sở, là mục tiêu và là kim chỉ nam cho toàn bộ giảng viên, cán bộ công nhân viên và học sinh, sinh viên của nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường cao đẳng dược Phú Thọ (Trang 32 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)