Thí nghiệm 1: Photpho trắng cháy trong nước.
Mục đích và yêu cầu của thí nghiệm: Photpho có ái lực rất lớn đối với oxi,
vì vậy có thể bốc cháy ngay cả dưới nước khi cho photpho trắng tác dụng trực tiếp với luồng khí oxi.
Hoá chất và dụng cụ: photpho trắng, bình chứa oxi, ống nghiệm, cốc thuỷ
tinh, giá sắt, cặp, đèn cồn.
Cách tiến hành: Cho nước cất vào khoảng nửa thể tích của ống nghiệm
loại lớn. Lắp ống vào giá sắt, đồng thời nhúng ống vào cốc đựng nước. Cho một ít photpho trắng (bằng hạt ngôb) vào ống nghiệm.
Đun nóng nước trong cốc đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của photpho trắng khoảng 15-20oC (nhiệt nóng chảy của photpho trắng là 44nC), photpho trắng sẽ nóng chảy trong ống nghiệm.
Bình chứa khí oxi được nối với bình rửa đựng nước cất và nối tiếp với ống thuỷ tinh hình thước thợ.
Mở vòi bình chứa khí oxi thoát ra một lúc (tránh hỗn hợp nổ), sau đó nhúng ống thuỷ tinh vào ống phản ứng, cách đáy khoảng 1-1,5 cm, oxi sẽ phản ứng trực tiếp với photpho nóng chảy, gây ra hiện tượng photpho cháy dưới nước.
Ghi chú
1. Thí nghiệm có thể tiến hành ngoài ánh sáng, nhưng tốt hơn nên thực hiện trong phòng tối.
2. Sau khi thí nghiệm, dưới đáy ống phản ứng có chất rắn màu đỏ (khi đốt cháyk, một phần photpho trắng đã chuyển thành photpho đỏ).
Thí nghiệm 2: Tác dụng của photpho trắng với đồng nitrat và bạc nitrat.
Hoá chất và dụng cụ: photpho trắng, dung dịch bạc nitrat 0,1N; ống
nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm, ống thứ nhất đựng dung dịch bạc
nitrat, ống thứ hai đựng dung dịch đồng nitrat. Cho vào mỗi ống một ít photpho trắng (bằng hạt gạob). Để yên 15-30 phút, quan sát hiện tượng.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng, biết rằng photpho trắng có thể giải phóng kim loại ra khỏi dung dịch muối của bạc, đồng và tạo ra axit photphoric.
2. Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của photpho trắng?
Thí nghiệm 3: Điều chế axit photphoric.
Hoá chất và dụng cụ: photpho đỏ, axit nitric đặc, ống nghiệm, đèn cồn,
Cách tiến hành : Trong ống nghiệm chứa một ít photpho đỏ, thêm vào
khoảng 1-2 ml dung dịch axit nitric đặc. Đặt ống nghiệm vào trên giá. Đun nhẹ cho đến khi khí thoát ra. Ngừng đun, theo dõi sự phát triển của phản ứng.
Gạn dung dịch vào ống nghiệm khác, thêm vài giọt dung dịch bão hoà amoni molipdat. Nhận xét.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng tạo ra axit photphoric trong thí nghiệm trên? Khí thoát ra trong thí nghiệm là khí gì?
2. Cho dung dịch amoni molipdat nhằm mục đích gì?
Thí nghiệm 4: Tính chất của muối caxi photphat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch canxi clorua, dung dịch amoniac, dung
dịch natri đihiđro photphat, dung dịch natri monohiđro photphat, axit axetic, axit clohiđric, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy ba ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch
canxi clorua.
ống 1: thêm vài giọt dung dịch amoniac và sau đó thêm 1 ml dung dịch natri hiđro photphat.
ống 2: thêm 1 ml dung dịch natri đihiđro photphat.
ống 3: thêm 1 ml dung dịch natri monohiđro photphat.
Nhận xét hiện tượng xảy ra ở cả ba ống nghiệm. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
1. Môi trường của dung dịch đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thí nghiệm trên? Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra trên cơ sở thuyết điện li và định luật tác dụng khối lượng.
2. Kết tủa thu được có khả năng tan trong axit axetic và axit clohiđric không? Hãy kiểm tra những kết luận của mình bằng thí nghiệm tự chọn.
Thí nghiệm 5: Tính tan khác nhau của các muối photphat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch muối Na3PO4, dung dịch MgSO4, dung dịch Ca (NO3)2, dung dịch BaCl2, ống nghiệm.
Cách tiến hành: cho vào 3 ống nghiệm mỗi ống 1ml dung dịch Na3PO4. Sau đó cho tiếp vào mỗi ống 2-3ml dung dịch các muối: MgSO4, Ca(NO3)2, BaCl2. Nhận xét hiện tượng xảy ra. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.
Bài 10