Thí nghiệm 1: Điều chế và tính chất của nitơ oxit.
Hoá chất và dụng cụ: axit nitric 30%, đồng lá hoặc phoi bào, bình wurtz
loại 100ml, phễu giọt, phễu rót, bình rửa khí với dung dịch natri hiđroxit 50%, ống hoặc chậu thu khí, giá, cặp.
Cách tiến hành : Cho vào bình wurtz khoảng 4 gam đồng vụn (hoặc là
phoih). Lắp phễu giọt vào bình wurtz. Cho vào phễu giọt 15 ml dung dịch axit nitric 30% (chú ý không dùng loại axit có nồng độ lớn hơn để hạn chế quá trình tạo ra cac oxit khác của nitơc). Nối bình wurtz với bình rửa khí chứa dung dịch kiềm.
Mở khoá phễu giọt, axit từ từ rơi xuống bình wurtz và tác dụng với đồng. Nếu phản ứng xảy ra chậm có thể đun nhẹ bình phản ứng.
Quan sát màu sắc của khí tạo ra: a, Trong bình phản ứng.
b, Trong ống đựng khí khi còn ngâm trong chậu nước. c, Trong ống đựng khí khi cho tiếp xúc với không khí.
1. Viết phương trình phản ứng và giải thích sự thay đổi màu sắc của khí ở ba trường hợp trên.
2. Tại sao phải rửa khí bằng dung dịch natri hiđroxit?
Thí nghiệm 2: Điều chế và tính chất của nitơ đioxit.
Hoá chất và dụng cụ: amoni nitrat tinh thể, lưu huỳnh, dung dịch sắt (II)
sunfat, ống nghiệm, ống dẫn khí có nút, chậu thuỷ tinh, lọ rộng miệng có nút kín, thìa đốt bằng kim loại, đèn, giá, cặp.
Cách tiến hành: Lấy khoảng 1-2 gam amoni nitrat cho vào ống nghiệm
khô, đậy kín bằng nút có cắm ống dẫn khí. Lắp vào giá sắt.
1. Cẩn thận dùng đèn cồn đun nhẹ ống nghiệm, khi phản ứng đã bắt đầu xảy ra thì ngừng đun. Dùng que đóm vừa tắt (còn tàn đỏ) đặt vào luồng khí thoát ra. Nhận xét hiện tượng.
2. Cho một lọ khí đinitơ oxit (bằng cách thu qua nướcb), dùng thìa kim loại đó, một mẩu nhỏ lưu huỳnh, cho lưu huỳnh cháy thành ngọn lửa rồi nhúng nhanh vào lọ đựng đinitơ oxit. Nhận xét hiện tượng.
3. Cho luồng khí đinitơ oxit qua ống nghiệm đựng 2-3 ml dung dịch sắt (II) sunfat. Nhận xét hiện tượng.
Câu hỏi
1. Tại sao khi nhiệt phân amoni nitrat phải rất cẩn thận? Tại sao khi phản ứng bắt đầu xảy ra thì ngừng đun nóng?
2. Tại sao đinitơ oxit lại có khả năng duy trì sự cháy? Có khả năng tác dụng với các chất như lưu huỳnh, photpho, hiđro không?
3. Cho luồng khí thu được khi nhiệt phân amoni nitrat qua dung dịch sắt (II) sunfat nhằm mục đích gì?
4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong toàn bộ thí nghiệm trên và giải thích các hiện tượng xảy ra?
Thí nghiệm 3: Tác dụng của nitơ oxit với dung dịch sắt (II) sunfat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch bão hoà sắt (II) sunfat, dụng cụ điều chế
nitơ oxit, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Cho luồng khí nitơ oxit đi qua dung dịch sắt (II) sunfat
đựng trong ống nghiệm. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch trước và sau khi thí nghiệm. Đun nóng ống nghiệm có hiện tượng gì xảy ra?
Câu hỏi
Vai trò của sắt (II) sunfua trong thí nghiệm trên? ứng dụng của phản ứng?
Thí nghiệm 4: Tác dụng giữa kali nitrit với axit sunfuric.
Hoá chất và dụng cụ: Dung dịch kali nitrit, dung dịch axit sunfuric 75%,
ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Rót khoảng 1 ml dung dịch bão hoà kali nitrit vào ống
nghiệm, thêm từ từ từng giọt dung dịch axit sunfuric 75%. Đun nóng dung dịch. Nhận xét hiện tượng. Quan sát màu của khí trong ống nghiệm.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng để giải thích hiện tượng đã quan sát được? 2. Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
Thí nghiệm 5: Tác dụng giữa kali nitrit với kali iotua.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch kali nitrit bão hoà, dung dịch kali iotua,
dung dịch axit sunfuric loãng, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 giọt dung dịch kali iotua
và 1-2 giọt dung dịch axit sunfuric, thêm vào 2-3 giọt dung dịch kali nitrit.
Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trước và sau phản ứng. Quan sát màu của khí có trong ống nghiệm.
Câu hỏi
Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của kali nitrit. Viết phương trình phản ứng?
Thí nghiệm 6: Tác dụng giữa kali nitrit với kali pemanganat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch kali nitrit, dung dịch kali pemanganat,
dung dịch axit sunfuric loãng, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 giọt dung dịch kali
pemanganat và 1-2 giọt dung dịch axit sunfuric loãng. Thêm vào 2-3 giọt dung dịch kali nitrit.
Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
Nêu rõ nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu sắc của dung dịch và cho biết mục đích của thí nghiệmN?
Thí nghiệm 7: Tác dụng giữa kali nitrit với kali đicromat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch kali nitrit, dung dịch kali đicromat, dung
dịch axit sunfuric 98%, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 giọt dung dịch kali
pemanganat và 2-4 giọt dung dịch axit sunfuric 98%. Thêm vào dung dịch trên từng giọt kali nitrit.
Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trước và sau phản ứng. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của kali nitritT?
Thí nghiệm 8: Tác dụng của axit nitric với đồng.
Hoá chất và dụng cụ: axit nitric đặc 65%, axit nitric loãng 30%, đồng vụn
(hoặc phoi bàoh), ống nghiệm.
Cách tiến hành : Lấy hai ống nghiệm.
ống 1: đựng khoảng 1 ml dung dịch axit nitric đặc 65%, thêm vào vài mảnh đồng vụn. Nhận xét hiện tượng.
ống 2: đựng khoảng 1 ml dung dịch axit nitric loãng 30%, thêm vào vài mảnh đồng vụn. Đậy chặt miệng ống nghiệm, sau 2-3 phút đem ra cạnh cửa sổ và mở nút. Nhận xét hiện tượng.
So sánh kết quả của hai thí nghiệm. Viết phương trình phản ứng và giải thích các hiện tượng.
Hoá chất và dụng cụ: Dung dịch axit nitric đặc 65%, dung dịch axit nitric
30%, thuốc thử Nessler, kẽm hạt, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm.
ống 1: đựng khoảng 1 ml dung dịch axit nitric 65%. Cho thêm vào một hạt kẽm. Nhận xét hiện tượng gì xảy ra không? Để yên khoảng 5-10 phút, quan sát bề mặt của hạt kẽm trước và sau phản ứng.
ống 2: đựng khoảng 1 ml dung dịch axit nitric 30%, cho thêm một hạt kẽm. Để yên khoảng 5-10 phút. Nhận xét hiện tượng.
So sánh kết quả ở hai ống nghiệm. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
khi cho kẽm tác dụng với axit nitric loãng có tạo ra ion NHk + được không? Bằng cách nào chứng minh được kết quả đó?
Thí nghiệm 10: Nhiệt phân muối chì nitrat.
Hoá chất và dụng cụ: chì nitrat tinh thể, ống nghiệm, đèn cồn, que đóm. Cách tiến hành: Lấy một ít tinh thể chì nitrat cho vào ống nghiệm chịu
nóng. Cẩn thận đun nóng ống nghiệm cho đến khi màu của chất rắn thay đổi. Có hiện tượng nào khác xảy ra không?
Nhúng que đóm vừa tắt còn tàn đỏ vào ống nghiệm khi đang xảy ra phản ứng, đóm có thể tiếp tục cháy được không? Giải thích?
Câu hỏi
1. Từ hiện tượng quan sát được hãy viết phương trình phản ứng nhiệt phân chì nitrat?
2. Giải thích nguyên nhân sự khác nhau khi nhiệt phân muối natri nitrat, chì nitrat và bạc nitrat.
Thí nghiệm 11: Than và lưu huỳnh cháy trong kali nitrat nóng chảy.
Mục đích và yêu cầu của thí nghiệm: Kali nitrat nóng chảy là chất oxi hoá
mạnh, nên dễ dàng oxi hoá các chất. Vì vậy khi cho cục than đỏ hoặc lưu huỳnh vào kali nitrat nóng chảy, lưu huỳnh và cacbon sẽ cháy sáng.
Hoá chất và dụng cụ: kali nitrat tinh thể, than củi, lưu huỳnh, ống nghiệm
chịu nóng, chậu đựng cát (dùng chậu kim loại hoặc bát sứ), đèn, giá, cặp panh.
Cách tiến hành : Lấy ống nghiệm chịu nóng lắp vào giá sắt. Đặt chậu
đựng cát khô phía dưới ống nghiệm. Cho kali nitrat vào ống nghiệm đến khoảng 1/4 ống.
Đun nóng ống nghiệm cho đén khi muối nóng chảy chuyển thành chất lỏng không màu (nếu có màu vàng đục là do các tạp chất có chứa trong hoá phẩm). Lấy que đóm vừa tắt (còn tàn đỏ) nhúng vào ống nghiệm, nếu đóm cháy bùng là oxi đã thoát ra (kali nitrat đã bắt đầu phân huỷ). Dùng cặp gắp một cục than đốt cháy đỏ bỏ ngay vào ống nghiệm. Than sẽ cháy mạnh, nhảy tung lên, có lúc tung ra khỏi ống nghiệm.
Cho tiếp vào ống một ít lưu huỳnh, lập tức lưu huỳnh sẽ cháy bùng cho ngọn lửa màu tím sáng.
Vì nhiệt thoát ra khá mạnh nên đôi khi ống nghiệm cũng bị nóng chảy, vì vậy phải có nhiều chậu cát hứng dưới ống nghiệm.
Ghi chú: kali nitrat nóng chảy ở 330oC và bắt đầu phân huỷ thành oxi và kali nitrit ở 400oC.
Bài 9