Mạch tạo xung răng cưa thêm tầng khuếch đại có hồi tiếp

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ (Trang 81 - 82)

Để tăng độ tuyến tính của đường quét thuận, trong một số mạch tạo xung răng cưa ta dùng thêm mạch khếch đại có hồi tiếp như trên hình 4-21.

Trong mạch này T1 luôn thông bão hoà khi không có xung vào, do đó điện áp trên tụ C luôn xấp xỉ bằng không (UC  0). Lúc đó tồn tại một dòng điện chạy từ nguồn EC, qua điốt D, qua R đến T1. Tầng khuếch đại T2 mắc cực góp chung, có độ khuếch đại điện áp gần bằng một nên điện áp ra UrUC 0, tụ C0 (có điện dung rất lớn hơn tụ C rất nhiều) lúc này nạp điện tới giá trị EC,

0

C

U = EC.

Khi có xung kích thích, tranzito T1 tắt, tụ C bắt đầu được nạp điện bởi dòng do tụ C0

phóng ra qua R. Theo mức độ nạp của tụ C, điện áp ra tăng dần và do đó điốt tắt. Ta thấy dòng nạp cho tụ C khá ổn định nhờ điện áp trên tụ C0 hầu như không đổi trong suốt thời gian quét thuận nên điện áp ra tuyến tính.

Về mặt giải tích, có thể xác định dòng nạp cho tụ C thông qua điện áp hạ trên R.

UR UC0 UR UC

I

R R

 

  (4-26)

Do tầng khuếch đại T2 có hệ số khuếch đại điện áp gần bằng 1, UCUr nên: UC0 EC I R R   (4-27) Trong quá trình nạp: 0 1 . . t C r C E U U idt t C R C     (4-28)

Sau khi xung vào kết thúc, T1 thông và bão hoà trở lại, tụ C phóng điện qua T1. Khi tụ C phóng điện giảm xuống xấp xỉ bằng không điốt D thông và tụ C0 lại nạp bổ sung đến giá trị

0

C C

UE ban đầu.

Trong mạch này thời gian quét thuận cũng bằng độ rộng xung vào. Cũng có thể dùng mạch tích phân dùng bộ KĐTT để tạo xung răng cưa.

Một phần của tài liệu Bài giảng ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)