Sửa đổi các điều ước quốc tế hiện hành, đồng thời tiếp tục nội luật hóa các điều ước

Một phần của tài liệu Vấn đề công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài (Trang 29 - 31)

2. Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoà

2.2.2. Sửa đổi các điều ước quốc tế hiện hành, đồng thời tiếp tục nội luật hóa các điều ước

các điều ước quốc tế hiện hành về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Trang 30 Hiện nay, trong các HĐTTTP giữa Việt Nam và các nước khác, còn một số hiệp định trực tiếp quy định về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài (Lào, Mông Cổ, Bulgaria, Cộng hòa Séc và Slovakia), có hiệp định thì không quy định trực tiếp mà chỉ dẫn chiếu đến Công ước New York 1958 (Liên bang Nga, Trung Quốc, Pháp, Ucraina), và cũng có hiệp định không đề cập đến vấn đề này (Cuba, Hungary, Balan và Belarus).

Vấn đề đặt ra là, một số HĐTTTP có quy định về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài nhưng nội dung lại thiếu đầy đủ hoặc quy định không phù hợp với các thông lệ và pháp luật quốc tế về công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài. Vì vậy, khi áp dụng các hiệp định này có thể sẽ gặp khó khăn. Ví dụ:

- Trong HĐTTTP giữa Việt Nam và Mông Cổ, quy định về điều kiện công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ nêu hai điều kiện về quyền tố tụng của bị đơn và thẩm quyền của Trọng tài36 là quá ít.Về trình tự và thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài lại không có các quy định về cung cấp chứng cứ thỏa thuận Trọng tài37.

- Trong HĐTTTP giữa Việt nam và Bungary, quy định về điều kiện công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ gồm hai điều kiện về thẩm quyền của Trọng tài và giá trị pháp lý của thỏa thuận Trọng tài38.Trình tự thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài không đề cập tới quyền kháng cáo, kháng nghị39.

- Trong HĐTTTP giữa Việt nam và Lào, chỉ quy định về một trường hợp không công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài là khi việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài đó trái với pháp luật nước ký kết được yêu cầu40. Trình tự thủ tục công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài lại quy định các bên chỉ có quyền đưa đơn chống lại việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nếu pháp luật nước ký kết đã ra quyết định đó cho phép sử dụng quyền ấy41. Các quy định nêu trên trong các HĐTTTP là không phù hợp. Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia cần phải đàm phán để sửa đổi các nội dung chưa phù hợp

36Điều 43, 47, HĐTTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mông Cổ – Ký ngày 17/4/2000

37 Điều 46, HĐTTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mông Cổ – Ký ngày 17/4/2000

38Điều 50, HĐTTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Bungari – Ký ngày 3/10/1986

39 Điều 51, HĐTTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Bungari – Ký ngày 3/10/1986

40 Khoản 1, Điều 46, HĐTTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Lào – Ký ngày6/7/1998

41 Khoản 2, Điều 48, HĐTTTP về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Lào – Ký ngày6/7/1998

Trang 31 trong các HĐTTTP, tốt nhất là viện dẫn việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài đến Công ước New York 1958.

Một phần của tài liệu Vấn đề công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)