Sửa đổi khái niệm “quyết định của trọng tài nước ngoài”

Một phần của tài liệu Vấn đề công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài (Trang 28 - 29)

2. Thực tiễn hoạt động công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoà

2.2.1.1. Sửa đổi khái niệm “quyết định của trọng tài nước ngoài”

Việc đưa ra một khái niệm chính xác và thống nhất về “Quyết định của Trọng tài nước ngoài” sẽ tạo một cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Theo Khoản 2, Điều 342 BLTTDS thì “Quyết định của Trọng tài nước ngoài

là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thoả thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”.

Quy định của BLTTDS chưa làm rõ việc làm thế nào để xác định được đâu là trọng tài nước ngoài, đâu là trọng tài Việt Nam. Vấn đề này có thể được giải quyết dựa vào quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010, theo đó Khoản 11 Điều 3 có quy định: “Trọng tài nước ngoài là Trọng tài được thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để tiến hành giải quyết tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam”. Tuy

nhiên, việc xác định một quyết định là quyết định của trọng tài nước ngoài vẫn gặp khó khăn trong trường hợp quyết định đó được tuyên bởi Trọng tài Thương mại quốc tế của các tổ chức quốc tế. Bởi Trọng tài Thương mại quốc tế của các tổ chức quốc tế là nó không thuộc sự quản lý của bất kỳ quốc gia nào, kể cả quốc gia nơi nó có trụ sở. Ví dụ: Trọng tài quốc tế ICC35, Trung tâm trọng tài khu vực Kualalumpur…

Hơn nữa, theo Khoản 1 Điều I Công ước New York quy định “Công ước này

sẽ áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài được tuyên ở một quốc gia không phải là quốc gia nơi quyết định trọng tài được xin công nhận và cho thi hành”. Như vậy, theo Công ước New York thì yếu tố để xác định một quyết định là quyết định của trọng tài nước ngoài chính là yếu tố lãnh thổ nơi quyết định đó được tuyên.

Dựa vào các phân tích đã nêu, việc quyết định của trọng tài nước ngoài được xác định dựa trên yếu tố quốc tịch của trọng tài có thể đem đến những khó khăn nhất định trong quá trình áp dụng. Do đó, cần thiết phải sửa đổi khái niệm “Quyết định của trọng tài nước ngoài” tại Khoản 2, Điều 342 BLTTDS theo hướng sử dụng yếu tố lãnh thổ để xác định quyết định của trọng tài nước ngoài, nhằm tạo sự thống nhất với Điều I Công ước New York. Ta có thể sửa lại như sau:

Trang 29

“Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh doanh, thương mại, pháp luật.”

Một phần của tài liệu Vấn đề công nhận bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)