Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch hành động và chương trình bán hàng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng của công ty TNHH Ngân Hạnh (Trang 39 - 42)

3.2.3.1. Công tác phân phối sản phẩm.

Công ty TNHH Ngân Hạnh cần lập kế hoạch phân phối sản phẩm cho từng nhóm sản phẩm cụ thể, cho từng khu vực thị trường cụ thể và cho từng cán bộ cụ thể, tránh tình trạng phân phối tràn lan không hiệu quả. Tiếp tục hợp tác với Công ty là các khách hàng đã được cung cấp máy móc, thiết bị dùng hóa chất của công ty giúp khách hàng quen thuộc với tên Công ty đề dễ dàng chấp nhận những sản phẩm mới do mình cung cấp. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thực sự là “cuộc chạy đua không có đích cuối cùng” để nâng cao độ thỏa mãn của khách hàng, Công ty phải nghiên cứu triển khai kế hoạch dịch vụ hậu mãi một cách chu đáo, chăm sóc bảo dưỡng các máy móc thiết bị do Công ty cung cấp, cung cấp đủ các tài liệu kỹ thuật để các khách hàng có thể được hướng dẫn đúng cách sử dụng các sản phẩm của Công ty. Công ty cũng phải thường xuyên tìm hiểu các hình thức phân phối của các đối thủ cạnh tranh để có các biện pháp với khách hàng của các Công ty họ lôi kéo khách hàng này sử dụng sản phẩm của Công ty.

Nguồn hàng của Công ty được mua từ thị trường trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, tỷ trọng hàng hóa giữa các cơ cấu nguồn hàng nên được điều chỉnh. Hiện nay, Nhà nước tích cực khuyến khích các doanh nghiệp phát huy nội lực của mình, đẩy mạnh hoạt động sản xuất trang thiết bị y tế trong nước nhằm thay thế nguồn hàng nhập khẩu nhằm nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước cũng như tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Trước tình hình đó, Công ty TNHH Ngân Hạnh cũng nên có những bước chuẩn bị cho mình trong việc liên kết hợp tác, đầu tư sản xuất để nguồn hàng tự sản xuất trở nên phong phú hơn, mở rộng danh mục hàng hóa của mình, giảm chi phí nhập khẩu, hạ giá thành sản phẩm, cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng thiết bị y tế có chất lượng cao, đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại giá cả hợp lý.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hơn cả tác động đến tâm lý mua sắm của khách hàng. Chính vì vậy, Công ty nên tiếp tục giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài với các bạn hàng nước ngoài, tìm kiếm thêm nhà cung cấp uy tín các hàng sản xuất có tên tuổi, để nhập khẩu những mặt hàng có chất lượng cao, đem lại sự hài lòng tin cậy cho khách hàng.

3.2.3.3. Kế hoạch giá cả

Xây dựng kế hoạch về giá trong kinh doanh là vấn đề đòi hỏi công ty phải nghiên cứu các yếu tố một cách tỷ mỉ sao cho xây dựng được giá cả thích hợp cho từng mặt hàng kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Để có mức giá hợp lý thì Công ty phải thường xuyên theo dõi căn cứ vào giá nguyên liệu nhập từ các nguồn hàng hợp lý và giá gia công, căn cứ vào sự biến động của các yếu tố trên thị trường và chính sách thuế Nhà nước.

Bên cạnh việc quan tâm tới chất lượng sản phẩm thì giá cả sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng. Đối với Công ty TNHH Ngân Hạnh việc cung cấp đến khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng đòi hỏi Công ty trong thời gian tới phải khắc phục triệt để những nhân tố làm tăng giá cả sản phẩm.

Trước hết, Công ty cần tận dụng tối đa nội lực của mình để mua được nguồn hàng với giá rẻ. Đây là nhân tố đầu tiên quyết định khung giá cho sản phẩm. Sau đó Công ty phải hạch toán chi tiết để tìm ra các nguyên nhân nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí hao hụt trong những khâu trudng gian như bảo quản, vận chuyển hàng hóa. Các biện pháp có thể sử dụng để khắc phục như:

Áp dụng tiến bộ công nghệ hiện đại trong bảo quản hàng hóa, lựa chọn kho và các thiết bị bảo quản phù hợp với tính chất từng loại hàng hóa bảo quản, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật của cán bộ công nhân viên làm công tác kho, chủ động tiến

hành các hoạt động dịch vụ, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hàng hóa ở hai tuyến vận chuyển: bốc hàng lên và dỡ hàng xuống, hợp tác chặt chẽ với các đơn vị kho vận, sử dụng các phương tiện vận chuyển tiên tiến, tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp nhằm khuyến khích, đề nghị họ giảm giá cho sản phẩm mà Công ty nhập vào.

Công ty nên tìm hiểu kỹ giá của đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu mức giá và kết cấu giá của họ bằng cách lấy thông tin từ các đại lý thông qua cán bộ thị trường trực tiếp làm việc công ty định giá cho những sản phẩm có tính năng tương tự như của đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó phân tích nghiên cứu nhằm đưa ra những định hướng đúng cho chính sách giá của công ty để hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ

Về phương pháp định giá: Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng vùng, từng khu vực tùy vào tình hình cụ thể (Chính sách giá phân biệt) như hạ giá cho những khách hàng là những doanh nghiệp, bệnh viện có vốn thấp, ở vị trí đời sống nhân nhân thấp, nhằm tăng tối đa lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường và chiếm được cảm tình của khách hàng.

Chính sách giá của công ty phải linh hoạt, tùy thuộc vào khối lượng mua, thời gian thanh toán, tùy thuộc vào từng vùng, từng thời kỳ và từng loại khách hàng để nhằm thu hút tối đa khách hàng đến với công ty.

Tùy thuộc vào từng thị trường mà công ty có thể định giá bán như sau:

Đối với thị trường hiện tại, do sản phẩm đã quen thuộc với những khách hàng có hợp đồng mua sản phẩm của công ty thì công ty nên giữ mức giá cũ, chỉ giảm giá đối với những trường hợp đặc biệt như giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn, thời gian thanh toán nhanh và những lúc khách hàng gặp khó khăn về tài chính.

Đối với thị trường vùng sâu, vùng xa mà người tiêu dùng đã biết tới sản phẩm của công ty thì cần phải định giá bán thấp hơn để phù hợp với điều kiện kinh tế của vùng.

Đối với thị trường mới đang xâm nhập, công ty có thể định giá bán thấp hơn giá bán của công ty ở công ty cũ và thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh nhằm tạo ra sản phẩm có sự khác biệt về giá, thu hút khách hàng có sự nhạy cảm về giá. Khi thị trường đã quen dùng khách hàng thấy được ưu thế và lợi ích từ việc sử dụng sản phẩm của Công ty thì công ty nâng giá bán nên bằng với giá bán hiện tại các thị trường cũ.

- Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán

Để đẩy mạnh hoạt động bán hàng thì các công cụ như quảng cáo và xúc tiến là những nhân tố không thể thiếu đòi hỏi không chỉ ban lãnh đạo công ty mà còn đoàn thể công ty, tất cả các phòng ban cũng như từng nhân viên phải chú trọng quan tâm

Các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua hội thảo, trong các cuộc hội thảo một trong những vấn đề gặp phải của công ty đó là nội dung còn nghèo nàn, thiếu một người thuyết trình có khả năng thuyết trình chuyên nghiệp để lôi cuốn người theo dõi, đây là một vấn đề mà công ty cần khắc phục, tăng cường chất lượng của cuộc hội thảo, nâng cao khả năng thuyết trình của người trình bày, cũng như có thể trả lời bất kỳ một câu hỏi mà khách hàng đặt ra.

Khuyến mại là hình thức xúc tiến khá hấp dẫn khách hàng, một mặt nó thúc đẩy hoạt động bán hàng của công ty, một mặt nó đem lại cho công ty một lượng khách hàng lớn, ổn định trong một thời kỳ. Việc bán mặt hàng của công ty kèm theo các quà tặng hoặc việc ưu đãi những khách hàng mua với số lượng lớn bằng việc chiết khấu sẽ khiến nhiều khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm của công ty

Ngoài việc áp dụng khuyến mại với khách hàng trực tiếp, công ty cũng có thể áp dụng các chế độ ưu đãi với những trung gian phân phối, qua đó có thể khiến họ hăng hái tích cực trong việc giới thiệu và bán sản phẩm cho công ty, đây cũng được coi là hình thức quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng của công ty TNHH Ngân Hạnh (Trang 39 - 42)