III.1. Trung kếảo (Virtual Trunking –VT)
Giải pháp SURPASS cho dịch vụ trung kếảo cho phép chuyển đổi các luồng dữ liệu thoại (hướng kết nối) sang dữ liệu gói và ngược lại, từ đó tạo ra một trung kế ảo qua mạng gói IP.
Như hình 4.5 khi sub A gọi cho sub B thì thông tin thoại sẽ từ thuê bao A đến tổng đài A - MG A qua mạng IP đến MG B rồi đến tổng đài B cuối cùng kết cuối cuộc gọi tại thuê bao B. Về mặt logic ta thấy Softswitch hiQ9200 kết hợp với các MG như một tổng đài chuyển tiếp cho cuộc gọi giữa hai thuê bao A và B.
73
Hình 4.5. Giải pháp trung kếảo Siemens
Mô hình này mạng lại một số lợi ích so với mô hình mạng chuyển mạch kênh truyền thống:
139. Loại bỏ lưới trung kế hoạt động hiệu suất không cao, thay thế chúng bằng các trung kếảo tốc độ cao trong mạng IP/ATM phục vụ cho các cuộc gọi cần chuyển tiếp, giảm tải cho các tổng đài chuyển tiếp truyền thống hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
140. Giảm được chi phí vận hành vì giảm được số tổng đài chuyển tiếp, số trung kế ít hơn (so với một mạng lưới trước đây), và tránh không phải thiết kế các mạch TDM phức tạp.
141. Giảm được một số lượng các cổng chuyển mạch dùng cho các trung kế giữa các tổng đài nội hạt với nhau.
142. Truy nhập các tài nguyên tập trung một cách hiệu quả hơn.
143. Hợp nhất thông tin thoại và số liệu vào một mạng duy nhất, qua đó giảm vốn đầu tư và chi phí so với các mạng riêng biệt hiện nay cho thoại và số liệu.
Một ứng dụng khác của mô hình trên là dịch vụ gọi đường dài VoIP, dịch vụ này có khả năng đem lại cước phí chỉ bằng 30% cước phí của cuộc gọi qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Điều này đem lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới.
III.2. Chuyển mạch nội hạt (Packet Local Switch)
Đây chính là mô hình phát triển dịch vụ của NGN, trong đó các Access Gateway, các Resident Gateway với dụng lượng từ vài trăm đến hàng ngàn thuê bao. Chúng có thể dùng cho các doanh nghiệp, các khách sạn, khu dân cư.
74
Khái niệm tổng đài nội hạt ở đây có ý nghĩa là Softswitch + Access Gateway hay các Resident Gateway.
Như trên hình 3.6, mô hình tổng đài chuyển mạch kênh truyền thống thì các tổng đài chia làm các cấp ví dụ host, tandem, toll … Trong mạng NGN thì không có khái niệm phân cấp như vậy, mọi tổng đài nội hạt đều có vai trò như nhau, chúng đều có chung một Call Center là Softswitch.
Hình 4.6. Network Consolidation
Những lợi ích mà công nghệ chuyển mạch gói nội hạt mang lại gồm có:
144. Tất cả các giao diện hiện thời đang có từ POST tới PRI, thậm chí cả các trung kế đều có thể kết nối trực tiếp vào mạng NGN. Đặc biệt là trong môi trường đầu tư ngày nay càng cần phải có sự tính toán chi tiết, chính xác công nghệ chuyển mạch gói nội hạt góp phần giảm đáng kể chi phí đầu tư do số phần tử mạng ít. 145. An toàn đối với vốn đầu tư: Nhà khai thác dịch vụ mới không thểđủ vốn đầu tưđểđầu tư mới toàn bộ cơ sở hạ tầng và chỉ có thểđầu tư theo từng giai đoạn. 146. Khả năng mở rộng dễ dàng nhờ cấu trúc theo mô đun, số lượng thuê bao đáp ứng từ vài ngàn đến hàng chục ngàn.
147. Kết nối các cuộc gọi trong và ngoài mạng, tới các thuê bao IP và non-IP 148. Các thuê bao NGN có đầy đủ các dịch vụ như thuê bao PSTN class 5.
III.3. Thoại băng rộng (VoBB – Voice over Broadband)
Thoại trên băng thông rộng là giải pháp cung cấp thoại và các dịch vụ thế hệ tiếp theo cũng như các feature cho các thuê bao trên nền tảng gói và các thiết bị đầu cuối được kết nối tới NGN thông qua kỹ thuật truy cập băng thông rộng. Nó dựa trên cơ sở độ tin cậy cao, dịch vụ phong phú của thuê bao PSTN và khả năng linh hoạt, băng thông phong phú, giao diện mở của mạng IP-based. Từđó nó cung cấp các dịch
75
vụ VoDSL, Voice over Cable, Voice over Anynet. Với sự phát triển của các thiết bị truy cập IP-based (các PC đóng vai trò như một client hay một điện thoại IP thậm chí là một IP PBX).
Về mặt kỹ thuật có hai cách để các thuê bao có thể sử dụng giải pháp thoại trên băng thông rộng:
149. Các IP client và IP terminal.
150. Các thiết bị bị IP của người sử dụng (IP Customer Premise)
IP Client và IP terminal
Chồng giao thức H.323 cho phép cung cấp các dịch vụ đa phương tiện trên mạng gói IP. Không giống như ISDN, báo hiệu H.323 là thống nhất trên toàn mạng, cho dù là báo hiệu giữa thiết bị đầu cuối hay thiết bị trong mạng NGN. Thông thường, Gatekeeper đóng vai trò quản lý báo hiệu cuộc gọi, điều khiển cuộc gọi và báo hiệu RAS.
Với giải pháp SURPASS của Siemens, Gatekeeper được tách thành hai thực thể riêng biệt (về mặt vật lý):
151. Softswitch hiQ9200 thực hiện chức năng điều khiển cuộc gọi và dịch vụ. 152. Server định tuyến và đăng ký hiQ RRS làm nhiệm vụ nhận thực, phân quyền và gán địa chỉ cho các thực thể H.323.
Hình 4.7. IP Clients và IP Terminal
IP Customer Premises (VoDSL/VoAnynet/VoCable)
Là một thiết bị truy cập đặt tại nhà của khách hàng và có khả năng cung cấp các dịch vụ thoại truyền thống hay đường kết nối với PBX thông qua đường truyền xDSL. Chỉ cần một đường cáp đồng trục duy nhất kết nối tới nhà cung cấp dịch vụ, khách
76
hàng có thể sử dụng các dịch vụ truyền hình cáp, truy cập Internet hay đơn giản chỉ là điện thoại thông thường.
Có hai loại thiết bị phổ biến nhất:
153. Thiết bị truy cập tích hợp (IAD – Intergrated Access Devices), tín hiệu thoại POTS/ISDN sẽ được số hóa và ghép kênh với tín hiệu dữ liệu trước khi truyền lên đường truyền DSL tới DSLAM.
154. Gateway thuộc khách hàng (CPGs – Customer Premises Gateway): Thiết bị này linh hoạt hơn nữa; nó hỗ trợ thuê bao và các dịch vụ như IAD nhưng được kết nối với mạng IP bằng giao diện dữ liệu như các cable modem, xDSL modem, truy cập bằng mạch vòng nội hạt không dây WLL, cung như Powerline. CPGs cũng có thểđược dùng để kết nối PBX truyền thống với mạng NGN.
Hình 4.8. IP Customer Premises