Giao tiếp dịch vụ qua H323 và SIP 62

Một phần của tài liệu công nghệ chuyển mạch mềm (softswitch) trong mạng thế hệ sau (Trang 62 - 66)

V.1. SIP vi vai trò kết ni dch v

Từ khi được IETF đưa ra, SIP được phát triển một cách nhanh chóng bởi vì khả năng mở rộng và tính mềm dẻo vốn có của nó. SIP là một thành phần không thể thiếu của mạng NGN; thậm chí có một số ý kiến xem SIP như là một lời giải đáp cho tất cả các vấn đề liên quan đến kết nối, dịch vụ, và điều khiển cuộc gọi.

V.2. S dng SIP cho giao tiếp dch v trong chuyn mch mm

Bởi vì khả năng mở rộng của SIP nên một số thuộc tính của nó đã dược dùng để phát triển các dịch vụ. Các thuộc tính trên đang còn mở. Một số mức độ các giao diện ứng dụng của SIP là đơn giản. Hiện tại người ta sử dụng SIP để xây dựng các bản tin mà một ứng dụng yêu cầu. ISC (International Softswitch Consortium) đề nghị triển khai các dịch vụ trong việc kết nối các ứng dụng đến Softswitch sử dụng SIP.

Hình 3.30. Sử dụng SIP cho các dịch vụ chuyển mạch mềm

Các SIP Proxy

Các Proxy Server làm cho sự triển khai của các dịch vụ trong SIP được mở rộng. SIP Proxy cung cấp một chức năng đặc biệt trong mạng sử dụng trong việc định tuyến và các dịch vụ xử lý khác liên quan đến một bản tin bởi vì các bản tin của SIP được thiết kếđể hỗ trợ cho việc truyền dẫn các Proxy.

App Server

SoftSwitch

Media GW SIP

63

Hình 3.31. SIP Proxies kết nối Softswitch

Lp trình dch v (Service Programming)

Hình 3.32. Giao tiếp dịch vụ thông qua Proxy Server

Có thể sử dụng CPL (Call Processing Languge) của ITEF đưa ra để lập trình các dịch vụ. CPL làm cho SIP sinh động và hoàn thiện hơn. Nó không chỉ cho phép các người dùng đầu cuối có thể triển khai các dịch vụ của họ mà điều đó có thể thực hiện ngay trong mạng. Các chuẩn và các giao thức trên được đưa ra để bổ sung thêm các đặc tính và dịch vụ được tối ưu hơn. CS-1 (Capability Set-1: Khả năng thiết lập trạng thái 1) đó là kiểu cuộc gọi có thể hoạt động với độ ưu tiên cao nhất của SIP để cho các dịch vụ đặc biệt tồn tại trong mạng IN (mạng thông mình). CS-1 dựa trên các SCP để cung cấp các dịch vụ trong môi trường SIP.

CS-1 Call Model Intelligent Network Application Part (INAP) Proxy Server CPL Parlay Call Model Parlay API Proxy Server Soft- Switch Media GW SIP Soft- Switch Media GW

64

Các nền tảng dịch vụ thông qua đa miền với một API thông thường và tập hợp các giao diện đa miền, ví dụ như SIP, SS7 sẽ cho phép chúng ta cung cấp các dịch vụ trở nên thuận lợi. Ví dụ: các API Java cho các mạng tích hợp (JAIN) với nền tảng có thể có các giao diện SS7 và một giao diện SIP, các ứng dụng có thểđược cung cấp để chạy trên nền tảng đó; và điều dĩ nhiên là nó tương thích được với các miền khác nhau.

Mặc dù các API thông thường được xem là mềm dẻo cho khả năng tương thích, nhưng nó lại không hiệu quả vì một dịch vụ mà tương thích được mọi thứ thì chắc chắn nó sẽ không hiệu quả bằng dịch vụ chỉ hoạt động trong một môi trường.

Trin khai các dch v qua nhiu mng

Có một vài ý kiến cho rằng việc triển khai các dịch vụ dựa trên SIP sẽ chiếm ưu thế trong tương lai, với các SCN được xem như là một giao diện ngoại vi qua GW. Với viễn cảnh này, tất cả các dịch vụ sẽ được xây dựng trong môi trường SIP và các SCN sẽ được coi như là một thiết bị ngoại vi để tương thích với các dịch vụ. Trong hình 3.33 dưới đây mô tả ý tưởng trên.

Hình 3.33. Triển khai các dịch vụ qua các mạng với SCN như là thiết bị ngoại vi Các nền tảng dịch vụ có thểđược xem như là một API thông thường và sự kết hợp các miền lại vơi snhau như là một tài nguyên. Một Server ứng dụng thông thường có thể cho các giao diện SCP trong các miền khác nhau tới các Proxy Server sử dụng SIP. Ví dụ một dịch vụ có thểđược thiết kếđể tương thích với một dịch vụ SCP, cùng với một Proxy Server đang làm việc như một dịch vụ duy nhất, và nó trong suốt với người dùng.

65

66

CHƯƠNG IV– SẢN PHẨM VÀ GIẢI PHÁP SOFTSWITCH CỦA SIEMENS

Trong chương trước, mô hình kiến trúc và các vấn đề kỹ thuật của công nghệ chuyển mạch mềm đã đề cập. Trong chương này tôi sẽ tiến hành phân tích sản phẩm và giải pháp Softswitch của Siemens – một hãng tiêu biểu trên thị trường nhằm làm cụ thể hơn các vấn đề kỹ thuật nêu ở chương trước, tìm hiểu xu hướng phát triển của công nghệ chuyển mạch mềm.

Softswitch là sản phẩm rất mới, bắt đầu được thương mại hóa cách đây không lâu và vẫn đang trong quá trình định hình phát triển. Công nghệ chuyển mạch mềm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong các giải pháp tiến tới mạng NGN của bất kỳ hãng sản xuất nào trong thị trường viễn thông công cộng. Hướng phát triển sản phẩm của từng hãng cũng khác nhau. Trong chương này sẽ đề cập đến đặc điểm kiến trúc và hướng phát triển sản phẩm của dòng sản phẩm SURPASS của Siemens vốn đã được triển khai rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Một phần của tài liệu công nghệ chuyển mạch mềm (softswitch) trong mạng thế hệ sau (Trang 62 - 66)