NHÃN SINH THÁI THỦY SẢN-MSC

Một phần của tài liệu Tiểu luận môi trường sinh thái biển (Trang 40 - 43)

III Các công cụ kinh tế ứng dụng ở Việt Nam và những thành tựu đã đạt được:

4. NHÃN SINH THÁI THỦY SẢN-MSC

Hội đồng Quản lý biển (MSC) là một tổ chức quốc tế phi chính phủ được thành lập để khuyến khích các vùng khai thác thủy sản bền vững và thực hành nghề cá có trách nhiệm trên toàn thế giới thông qua các giải pháp thị trường dài hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cả về môi trường và thương mại. Mục đích chính của MSC là dựa vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn về đánh bắt bền vững, các công ty cấp chứng nhận độc lập có thể chứng nhận cho các công ty khai thác thủy sản trên cơ sở tự nguyện. Sản phẩm thủy sản sử dụng nhãn hiệu của MSC đảm bảo được khai thác từ một ngư trường bền vững, được quản lý tốt và được khai thác một cách có trách nhiệm. Hiện nay, MSC là một trong số các loại nhãn hiệu sinh thái được chú trọng trên thế giới, nó giúp chứng nhận các ngành ngư nghiệp bền vững.

Nhãn MSC, một nhãn sinh thái được chú trọng trên thế giới

Để được chứng nhận MSC, cần có những tiêu chí gì?

Nghề cá phải đảm bảo các tiêu chí khoa học như không gây ra tình trạng khai thác bừa bãi làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, nếu có suy giảm phải bảo đảm điều kiện tái khôi phục nguồn lợi. Khai thác phải đảm bảo duy trì cấu trúc, sức sản xuất, chức năng và sự đa dạng hóa của hệ sinh thái. Nghề cá phải được đặt trong hệ thống quản lý hiệu quả, tôn trọng pháp luật và tiêu chuẩn của địa phương, quốc gia và quốc tế, có một khuôn khổ về thể chế và hoạt động chặt chẽ đòi hỏi phải sử dụng nguồn lợi một cách có trách nhiệm và bền vững.

Sản phẩm được chứng nhận MSC mang lại lợi ích gì trong xuất khẩu? Trong bối cảnh xúc tiến thương mại thủy sản ở Việt Nam gặp khó khăn thì chứng chỉ MSC có giá trị như một giấy thông hành, đảm bảo phát triển thủy sản an toàn và là thương hiệu bảo hộ cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Sản phẩm mang nhãn hiệu MSC sẽ được khách hàng quan tâm tiêu thụ với giá cả, thị phần cao hơn. Ngoài việc tăng năng suất, chất lượng do bảo quản ra, nếu chúng ta còn chứng minh được mình tham gia khai thác, bảo vệ môi trường thì giá cá bán ra sẽ được tăng lên. Ở Bến Tre, khi nghề khai thác nghêu được đánh giá theo tiêu chuẩn chứng nhận MSC, sản phẩm bán ra có giá tăng từ 25 – 30%. Sản lượng 6 tháng đầu năm 2008 ở đây tăng 16% nhưng doanh thu lại tăng 165%. Cung cách thu hoạch, bảo quản nghêu vẫn như cũ nhưng khi chứng minh được với thế giới rằng họ đã khai thác bền vững, góp phần nâng cao giá trị con nghêu ở Bến Tre. Vấn đề đặt ra ở đây là nếu chúng ta làm thay đổi được cách nhìn của các nhà thu mua, chế biến, nhập khẩu nước ngoài thì giá bán sản phẩm của chúng ta có thể tăng lên khá cao.

Nghề khai thác nghêu của tỉnh Bến Tre đã chính thức đạt chứng nhận của Hội đồng Biển quốc tế (MSC) khi đáp ứng được các tiêu chuẩn về sự bền vững và quản lý tốt. Như vậy, Bến Tre là khu vực đầu tiên ở Đông Nam Á nhận được chứng chỉ của MSC.

Nghêu Bến Tre được thu hoạch bằng tay sử dụng cào sắt nhỏ và túi lưới để lựa chọn kích cỡ. Ngư dân tổ chức khai thác nghêu theo mô hình các HTX. Năm 1997, HTX Rạng Đông với mô hình quản lý dựa vào cộng đồng được thành lập. Lợi nhuận của HTX này có lúc đạt tới 40 tỷ đồng, đem thu nhập cao cho các xã viên. Hiện nay, đã có 10 HTX nghêu được thành lập, tạo thành liên minh các HTX quản lý toàn bộ

vùng nghêu Bến Tre.

Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre Trần Thị Thu Nga, sản phẩm nghêu Bến Tre rất quen thuộc với thị trường châu Âu. Chứng nhận MSC sẽ giúp quảng bá sản phẩm với nhãn sinh thái MSC tới người tiêu dùng toàn cầu. Đây là sự kiện lịch sử – nghề cá quy mô nhỏ đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á quản lý dựa vào cộng đồng được nhận chứng nhận MSC

MSC là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, được thành lập nhằm khuyến khích các giải pháp khắc phục tình trạng khai thác thuỷ sản quá mức. MSC chỉ cung cấp chứng chỉ và thực hiện chương trình dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm thuỷ sản đánh bắt ngoài tự nhiên, phù hợp với Bộ quy tắc Thực hành tốt về các tiêu chuẩn môi trường và xã hội của ISEAL và các hướng dẫn của FAO, Liên hợp quốc về cấp chứng chỉ thuỷ sản.

Cách đây hơn 4 năm, tháng 5/2005, Việt Nam và MSC đã ký Bản ghi nhớ về việc thúc đẩy việc khai thác bền vững thông qua việc quảng bá chứng nhận MSC. Bản ghi nhớ này cũng đã được ký lại vào năm 2008.

Việc Bến Tre đạt chứng nhận MSC là một thành công ở khu vực Đông Nam Á. Một bằng chứng về vai trò tiên phong của Việt Nam trong công cuộc thúc đẩy khai thác bền vững trong khu vực này. Ông Rupert Howes, Giám đốc điều hành MSC khẳng định.

Gần đây, MSC đã đưa thêm “Khung đánh giá dựa vào rủi ro” vào phương pháp đánh giá nghề cá theo tiêu chuẩn MSC. Khung đánh giá này cho phép các nghề khác không đủ số liệu vẫn có thể tham gia vào quy trình đánh giá của MSC. Nghề nuôi nghêu Bến Tre là một trong số các nghề cá được lựa chọn để thí điểm phương pháp đánh giá mới này song song với phương pháp đánh giá thông thường của MSC.

Tài liệu tham khảo:

• Luật thuế tài nguyên

• Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản số 04/2008

• Webside Bộ Thủy Sản

• Assessment of economic instruments for the Marine Strategy Framework Directive by R ijkswaterstaat Waterdienst

ECONOMIC TOOLS FOR THE MANAGEMENT OF MARINE PROTECTED AREAS IN

EASTERN AFRICA byLucy Emerton •

Một phần của tài liệu Tiểu luận môi trường sinh thái biển (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w