Tích hợp các biện pháp kinh tế vào việc quản lí khu bảo tồn:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môi trường sinh thái biển (Trang 25 - 26)

Bước cuối cùng trong việc phân tích kinh tế là xác định các công cụ và biện pháp thực tế có thể sử dụng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính và cung cấp các ưu đãi cho việc bảo tồn hệ sinh thái biển. Tích hợp các công cụ kinh tế vào thành lập và quản lí hoạt động của khu bảo tồn biển.

7.1,Mục đích của biện pháp kinh tế:

Các công cụ kinh tế và cá biện pháp có thể đưa vào việc quản lí khu bảo tồn biển. Mục đích là từ các phân tích kinh tế làm cơ sở để đề ra những biện pháp thiết thực nhằm khắc phục hậu quả do các hoạt động kinh tế khác gây ra đối với hệ sinh thái biển. Để đảm bảo rằng công tác quản lí các khu vực bảo tồn biển là công bằng,hiệu quả và bền vững về mặt kinh tế và nhằm củng cố, khẳng định phương hướng quản lí khu bảo tồn biển của ban lãnh đạo là hợp lí. Biện pháp kinh tế về cơ bản hoạt động trong ba lĩnh vực:

 Để đảm bảo lợi ích hữu hình tích lũy cho nhóm người chịu trực tiếp hoặc gián tiếp các chi phí liên quá đến các khu bảo tồn biển, do đó tạo động lực kinh tế để mọi người tích cực tham gia bảo tồn.

 Xác định mức xử phạt đối với những người dân thực hiện các hoạt động kinh tế gây suy thoái hệ sinh thái thủy sản. Việc xử phạt này sẽ giảm bớt các hoạt động kinh tế gây suy thoái hệ sinh thái biển và tạo thêm nguồn thu cho việc bảo tồn biển.

 Xác định một mức quỹ tiền phạt hợp lý từ các nhóm người được hưởng lợi ích từ khu vực bảo tồn biển mà chỉ chi với mức phí thấp hoặc không chi ra chi phí nào. Nguồn thu này sẽ dùng trong việc cải tạo, phục hồi hệ sinh thái biển.

7.2, Các biện pháp khuyến khich kinh tế cho khu bảo tồn biển:

Chúng ta có thể sử dụng các biện pháp kinh tế khuyến khích để đảm bảo rằng mọi người tham gia vào bảo tồn có thể nhận được các lợi ích kinh tế tương xứng với chi phí mà họ đã bỏ ra, từ đó tạo động lực để họ tham gia bảo tồn.

Thực tế thì quyền sở hữu có liên quan đến nhiều thành phần: người hỗ trợ vốn cho khu bảo tồn, người quan tâm hoặc người làm trong khu bảo tồn. Về lâu dài nếu con người không có những đóng góp thường xuyên thì dẫn đến sự suy thoái hệ sinh thái biển

7.2.2, Sử dụng tài nguyên

Việc cho phép sử dụng tài nguyên có mức độ có thể tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc bảo vệ khu bảo tồn, bằng cách cung cấp nguồn lực tài chính cho việc bảo tồn tài nguyên biển và đảm bảo việc thành lập và duy trì hoạt động của khu bảo tồn sẽ mang lại cho họ những lợi ích kinh tế. Biện pháp này sẽ hỗ trợ các hoạt động sử dụng nguồn tài nguyên trên cơ sơ bền vững, không gây ra những tổn hại đến môi trường biển hoặc tạo ra các hình thức sử dụng tài nguyên mới nhằm thay thế, bù đắp những thiệt hại khi không còn tiếp tục các hoạt động kinh tế gây suy thoái môi trường biển trước kia, bao gồm các hoạt động tiêu hao hoặc không tiêu hao nguồn tài nguyên biển như du lịch, khai thác và chế biến...

7.2.3 Phát triển và cải thiện thị trường

Phát triển thị trường mới cho các sản phẩm biển, và cải thiện những hoạt động kinh tế hiện có, cả hai đều cung cấp một phương tiện nâng cao giá trị tổng thể đã đạt được từ khu bảo tồn và tăng giá trị gia tăng các hoạt động khác như là một sự đền bù cho các hoạt động hàng hải bị hạn chế hoặc nghiêm cấm khi có khu bảo tồn.

7.2.4 tài chính và công cụ tài chính

Công cụ tài chính và tài chính đều cung cấp một phương tiện channeling và

phân phối

doanh thu tăng từ các khu vực bảo tồn biển. Mục tiêu của họ làm cho quỹ sẵn có. các nhóm người chịu các chi phí liên quan với các khu vực bảo tồn biển. tài chính cụ bao gồm một loạt các trợ cấp và các loại thuế khác ví dụ để khuyến khích đầu tư công nghệ và quy trình sản xuất mà không gây tổn hại môi trường biển, hoặc phát triển các hoạt động sử dụng bền vững tài nguyên biển. Các hình thức khác nhau của các khoản vay, trợ cấp và các quỹ có thể được thực hiện như công cụ tài chính để

hỗ trợ bảo tồn biển,

cả hai để hỗ trợ trực tiếp sử dụng bền vững và bảo tồn biển cũng như khuyến khích sự phát triển của hoạt động sản xuất và tiêu dùng thay thế cho những thiệt hại môi trường biển.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môi trường sinh thái biển (Trang 25 - 26)