CÁC GIẢI PHÁP TRONG TRUNG HẠN

Một phần của tài liệu SỰ BẤT ỔN VỀ LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU (Trang 45 - 50)

- Để giải quyết nạn đói trên thế giới,

3. Khủng hoảng lương thực – “Thảm họa kép” – Lạm phát và đói nghèo.

CÁC GIẢI PHÁP TRONG TRUNG HẠN

 Đầu tiên, chúng ta cần nhất trí cung cấp tài chính đầy đủ cho những yêu cầu khẩn cấp của Chương trình Lương thực Thế giới, hỗ trợ hoạt động của tổ chức này để mua thực phẩm cứu trợ tại từng địa phương, và đảm bảo tiếp tục hỗ trợ nhân đạo mà không bị cản trở.

 Thứ hai, chúng ta cần hỗ trợ an sinh xã hội, ví dụ như cung cấp lương thực tại trường học hay đổi công lấy lương thực, để chúng ta có thể hỗ trợ những người đang gặp khó khăn nhất. Ngân hàng Thế giới, cùng với Chương trình Lương thực Thế giới và Tổ chức Nông lương Thế giới, có thể có những đánh giá nhu cầu nhanh tại hơn 25 nước.

 Thứ ba, chúng ta cần hạt giống và phân bón cho vụ mùa tới, đặc biệt là cho các nông hộ nhỏ ở các nước nghèo. FAO, Quỹ quốc tế Phát triển Nông nghiệp, các ngân hàng phát triển khu vực và Ngân hàng Thế giới có thể cùng nhau thực hiện nỗ lực này thông qua hợp tác với các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ song phương. Điều quan trọng không chỉ là tài chính, mà cả hệ thống cung cấp tài chính nhanh chóng nữa.

 Thứ tư, chúng ta cần tăng nguồn cung lương thực và tăng chi cho nghiên cứu, vì đã nhiều năm nông nghiệp không được đầu tư đầy đủ. Chúng ta không nên quá bảo thủ hay quá ủng hộ một giải pháp khoa học đơn lẻ nào. Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế trong những năm qua chỉ nhận được tài trợ khoảng 450 triệu USD mỗi năm. Chúng ta phải tăng gấp đôi con số này cho nghiên cứu và phát triển trong năm năm tới.

 Thứ năm, cần phải đầu tư thêm vào các doanh nghiệp nông nghiệp để có thể huy động khu vực tư nhân vào toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị này: phát triển đất và nước bền vững; chuỗi cung ứng sản phẩm; giảm lãng phí; cơ sở hạ tầng và hậu cần, giúp các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển đạt được tiêu chuẩn an toàn; kết nối các nhà bán lẻ với nông dân ở các nước đang phát triển; và hỗ trợ tài chính cho buôn bán lương thực.

 Thứ sáu, chúng ta cần có những công cụ sáng tạo hơn để quản lý rủi ro và bảo hiểm cho mùa màng cho nông dân nhỏ lẻ. Ban giám đốc Ngân hàng Thế giới cần xem xét khoản bảo hiểm thời tiết cho các nước đang phát triển. Nếu quốc gia bị hạn hán, nước này sẽ nhận được đền bù để có thể trang trải khoản chênh lệch khi phải nhập khẩu ngô.

 Thứ bảy, chúng ta cần Mỹ và châu Âu giảm trợ cấp, quy định và thuế lên năng lượng sinh học chiết xuất từ ngô và các loại hạt có dầu. Sản lượng ngô tăng lên trên quy mô toàn cầu trong vòng 3 năm qua, nhưng việc Mỹ sử dụng ngô làm ethanol đã ngốn 75% số đó. Các nhà lập chính sách nên xem xét những “chiếc

van an toàn” để giảm nhẹ chính sách này khi giá cả lên cao. Có nhiều sự lựa chọn chứ không chỉ là thực phẩm hay nhiên liệu. Giảm thuế nhập khẩu ethanol vào thị trường Mỹ và châu Âu có thể sẽ làm tăng sản xuất nhiêu liệu sinh học từ mía, sẽ không gây cạnh tranh trực tiếp tới sản xuất thực phẩm, đồng thời tạo cơ hội cho các nước nghèo hơn như ở châu Phi. Chúng ta cần tìm cách tiến tới sản phẩm cellulo thế hệ thứ hai.

 Thứ tám, chúng ta cần bãi bỏ việc cấm xuất khẩu, đã dẫn tới giá cả leo thang mạnh hơn. Ấn độ gần đây đã nới lỏng hạn chế xuất khẩu. Nhưng vẫn còn 28 nước còn những biện pháp quản lý như vậy. Bãi bỏ nó sẽ tạo ra những ảnh hưởng rất lớn. Hiện chỉ có 7% tổng sản lượng gạo toàn cầu được đưa ra thị trường, và nếu Nhật có thể cung cấp một phần kho dự trữ của mình vì mục đích nhân đạo, và Trung Quốc bán 1 triệu tấn gạo, chúng ta có thể ngay lập tức giảm giá gạo trên thị trường.

 Thứ chín, chúng ta cần kết thúc vòng đàm phán Doha để loại bỏ những méo mó trong thị trường vì trợ cấp và thuế nông sản để tạo ra một thị trường lương thực toàn cầu có tính linh hoạt, hiệu quả và công bằng hơn.

 Và mười, cần phải có hành động tập thể để đối đầu với những rủi ro toàn cầu. Những thử thách về năng lượng, lương thực và nước có mối liên quan lẫn nhau, sẽ là những yếu tố thúc đẩy kinh tế và an ninh toàn cầu. Chúng ta có thể tìm hiểu khả năng các nước G8 và các nước đang phát triển chính cùng tạo ra kho “sản phẩm chung toàn cầu” giống như Cơ quan Năng lượng Quốc tế, với

những quy định rõ ràng và minh bạch. Đây có thể sẽ là nguồn bảo hiểm cho người nghèo nhất, nhằm cung cấp thực phẩm ở mức chi phí chấp nhận được.

GIẢI PHÁP TRƯỜNG KỲ - “Cần một cuộc cách mạng xanh”

Đây là giải pháp trường kỳ, chưa có hiệu quả ngay trước mắt. Muốn ổn định thị trường lương thực lâu dài, theo các chuyên gia, cần có một cuộc cách mạng về trồng trọt để nâng cao năng suất. Năng suất lúa của châu Á còn thấp, sản lượng lúa trên mỗi hécta hiện chỉ ở mức 2,63 tấn ở Thái Lan, 4,22 tấn ở Indonesia, 3,03 tấn ở Ấn Độ... - rất thấp so với mức 7,55 tấn ở Mỹ.

Nhờ cuộc cách mạng xanh những năm 1970, năng suất lúa toàn cầu đã tăng 40% trong 20 năm cuối thế kỷ trước, song trong 7 năm qua chỉ tăng 5% vì nông nghiệp ít được quan tâm. Robert Zeigler, Tổng giám đốc Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) dự báo, nhu cầu tăng năng suất lúa sẽ thúc đẩy việc canh tác một số giống lúa biến đổi gen có thể thích nghi với nước lụt hoặc hạn hán và buộc các chính phủ phải đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp như thuỷ lợi, cơ giới hoá, giao thông...

Cuộc cách mạng Xanh

Trong thời gian trước mắt, theo ông

Mamadou Ciss, phụ

trách công ty

Hermes Investments ở Singapore, giá gạo sẽ không bao giờ trở lại mức mà chúng ta từng thấy. Ông dự báo trong ba tháng tới giá gạo 5% tấm của Việt Nam sẽ tăng thêm 40%.

Các chuyên viên của Goldman Sachs Group tin rằng tất cả các mặt hàng nông sản, trừ đường ăn, đều sẽ tăng giá trong sáu tháng tới. FAO thì hy vọng nông dân Thái Lan và Việt Nam sẽ bán gạo ra sau vụ thu hoạch sắp tới và khi ấy áp lực về giá gạo có thể dịu đi. Nhiều người cho rằng, đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay xem ra còn khó khăn hơn nhiều so với việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính từ bên Mỹ.

Ban Giám đốc Điều hành nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải giải quyết các vấn đề về cơ cấu và chính sách đã từng góp phần đáng kể vào cuộc khủng hoảng này cũng như thách thức do biến đổi khí hậu gây ra đối với các hệ thống sản xuất. Cần phải tiếp tục nghiên cứu về tác động của việc chuyển từ các cây lương thực sang sản xuất nhiên liệu sinh học và xem xét lại tất cả các khoản trợ cấp cho hoạt động sản xuất nhiên liệu sinh học mà sử dụng sản phẩm lương thực.

Một phần của tài liệu SỰ BẤT ỔN VỀ LƯƠNG THỰC TOÀN CẦU (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w