Cuộc khủng hoảng lương thực với những hệ lụy của nó tới nền kinh tế và chính trị của thế giới bao phủ lên Hội nghị mùa xuân của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).
Tổng giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn cảnh báo rằng việc giá gạo tăng cao có thể khiến các chính phủ suy yếu. "Chúng ta đang phải đối mặt với một rắc rối vô cùng to lớn"
Chúng ta có nên ngạc nhiên khi sự tuyệt vọng trở thành bạo lực? Khủng hoảng lương thực làm tổn hại trước hết đến những người nghèo ở Châu Phi, Châu Á và Trung Đông. Những loại lương thực thiết yếu như gạo, ngô, lúa mỳ có giá ổn định
trong một thời gian dài đã tăng giá tới 180% trong vòng 3 năm gần đây. Một "nút cổ chai" của sự phát triển mà mặt trái do nó mang lại còn trầm trọng hơn tình trạng khủng hoảng của thị trường tài chính toàn cầu. Không còn gì để mất, những người khốn khổ bên miệng vực của cái chết vì đói tất sẽ phản ứng với sự giận dữ trong tuyệt vọng.
Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã tổ chức hội nghị vào tuần trước để đánh giá tình trạng khủng hoảng lương thực toàn cầu. Chủ tịch Ngân hàng thế giới, ông Robert Zoellick, cảnh báo rằng tình trạng khủng hoảng này có khả năng ảnh hưởng và làm mất ổn định tới 33 quốc gia kể cả Hy Lạp, Indonesia và Paksistan (tại những nước này quân đội đã được huy động để ngăn chặn vận chuyển bột mỳ). Khủng hoảng cũng tạo điều kiện tăng số vụ đụng độ có liên quan đến tôi giáo tại Mauritania (Mô-ri-ta-ni), Mozambia (Mô-dăm-bích), Senegal (Sê-nê-gal), Bờ biển ngà và Cameroon.
Việc giá thực phẩm tăng nhanh gây ra bạo loạn ở một số quốc gia trong thời gian gần đây và nói rằng những khó khăn thế này
từng gây ra chiến tranh trong lịch sử.
Trong khi đó, Chủ tịch WB Robert Zoelick thừa nhận cuộc khủng hoảng này đã khiến quá trình giảm đói của thế giới thụt lùi mất 7 năm. "Trong khi nhiều người lo đổ cho đầy
bình xăng của họ, nhiều người khác trên thế giới phải đấu tranh để bỏ thức ăn vào bụng và việc này mỗi ngày lại càng khó khăn thêm".
Trực trạng khan hiếm lương thực đến với vùng đất này từ tuần trước. Một đám đông những người khốn khổ diễu hành qua thủ phủ để đến trước tòa nhà làm việc của tổng thống. Họ ném đá, họ quăng chai lọ và họ hét to "chúng tôi đói!". Các lốp xe bị đốt và nhiều người chết. Những cuộc diễu hành tương tự có sảy ra đâu đó trên hành tinh vào lúc này hay trong những ngày cận kề?
Chỉ trong vòng hai tháng, giá gạo đã tăng 75%. Ở Bangladesh, một túi gạo 2 kg hiện giờ đáng giá bằng một nửa thu nhập trong ngày của một gia đình nghèo.
Giá lúa mỳ tăng 120% từ năm ngoái. Điều này có nghĩa một ổ bánh mỳ đã lên giá gấp đôi ở những nơi mà một gia đình nghèo chi tới 75% thu nhập cho thực phẩm. "Nếu giá thực phẩm tiếp tục tăng như hiện nay, hậu quả đối với dân số một số nước sẽ vô cùng kinh khủng", Strauss-Kahn nói và thêm rằng một số nền kinh tế sẽ bị "gián đoạn và công sức của nhiều chính phủ trong vòng 5-10 năm qua sẽ bị hủy hoại".
Các bệnh viện ở Haiti chật ních người bị thương vì bạo động vì thiếu ăn. Ở Ai Cập, người biểu tình đốt xe hơi, đập phá các tòa nhà chính phủ. Bạo loạn vì khủng hoảng lương thực cũng nổ ra ở Bangladesh và Mozambique.
Trong lúc này, WB kêu gọi chính phủ các nước nhanh chóng cấp tiền cho Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc. Tổng số tiền hỗ trợ khẩn cấp mà các nước cam kết lên tới 500 triệu USD.
Chủ tịch WB Zoelick cũng cho hay Ngân hàng thế giới đang giúp đỡ các quốc gia bằng chương trình chuyển tiền có điều kiện, cung cấp thực phẩm ở nhiều nơi làm việcvà hạt giống để gây dựng mùa màng.