Chỉnh thể chủ ngữ, bộ phận nằm trong thành phần phụ trạng ngữ của câu

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng việt (Trang 52 - 56)

6. Cấu trúc của khóa luận

3.1.5. Chỉnh thể chủ ngữ, bộ phận nằm trong thành phần phụ trạng ngữ của câu

Theo tác giả Diệp Quang Ban [4, 60], trong vấn đề phân biệt câu đơn với câu ghép cũng cần lưu ý đến một kiểu kiến trúc có tính chất đặc biệt, nó là những kiến trúc có quan hệ bộ phận - chỉnh thể với yếu tố khác nằm ngoài nó.

48

Ở kiến trúc này, chỉnh thể vẫn giữ vai trò làm chủ ngữ trong câu. Còn bộ phận không giữ chức năng làm bổ ngữ trực tiếp hay bổ ngữ gián tiếp nữa, mà lúc này bộ phận đươc xem xét trong vai trò nằm trong thành phần phụ trạng ngữ của câu.

Ví dụ: Tay xách cái nón, chị bước lên thềm nhà.

Khi phân tích, chúng ta thấy câu này có thể tách ra làm hai phần: (a): Tay xách cái nón.

(b): Chịbước lên thềm nhà.

Chúng ta nhận thấy, trong (a) thì “Tay” giữ vai trò là chủ ngữ, còn “xách

cái nón” là vị ngữ. Trong (b) thì có (Chị) là thành phần chủ ngữ và (bước lên

thềm nhà) là thành phần vị ngữ. Cứ xét mặt hình thức như vậy thì rõ ràng trong

ví dụ trên phát ngôn đưa ra được xây dựng bởi hai nòng cốt câu và câu đó có tính chất của một câu ghép. Thế nhưng, do mối quan hệ giữa “tay” và “Chị” có mối quan hệ bộ phận - chỉnh thể với nhau, trong đó “Chị” là từ chỉ chỉnh thể và “tay” là từ chỉ bộ phận nên ở đây câu (a) vừa có tính chất là phần câu miêu tả bộ phận của chỉnh thể “Chị”, lại vừa có tính chất là phần câu miêu tả của cách thức “bước lên thềm nhà”. Theo đó, câu (a) cùng một lúc đều có quan hệ với chủ ngữ và vị ngữ của câu (b), tức là câu (a) có quan hệ với toàn bộ câu (b): “Chị bước lên thềm nhà”. Về phương diện này, nó có tư cách là thành phần phụ của câu.

Nét riêng của kiến trúc quan hệ bộ phận - chỉnh thể so với các thành phần phụ khác của câu là: các thành phần phụ khác của câu thường có quan hệ về ngữ pháp với toàn bộ nòng cốt câu, còn mối liên hệ nghĩa với thành phần câu còn lại thì hoặc khó xác định là với thành phần nào, hoặc có thể là với một thành phần hay một từ nào đó; trong lúc đó tại quan hệ bộ phận - chỉnh thể, chính hiện tượng cùng một lúc phần chỉ bộ phận có liên hệ nghĩa với cả chủ ngữ lẫn vị ngữ trong thành phần câu còn lại mà không phân biệt được là với thành phần nào, là cơ sở cho mối liên hệ ngữ pháp của thành phần phụ của câu (phần câu chỉ bộ phận) với nòng cốt câu (phần câu chỉ chỉnh thể). Nét đặc thù này bộc lộ khi ta rời chuyển (a) đến những vị trí khác mà không cố ý nhấn mạnh nó.

49

Chẳng hạn khi chuyển (a) về cuối câu và không cố ý nhấn mạnh thì nó sẽ là thành phần phụ của từ “bước lên thềm nhà” chỉ cách thức cho hành động:

- Chị (ấy) bước lên thềm nhà tay xáchcái nón.

Khi chuyển xuống sau từ “Chị” thì (a) có thể làm thành phần phụ của “Chị” mà cũng có thể làm thành phần phụ của “bước lên thềm nhà”.

- Chị tay xách cái nón (đang) bước lên thềm nhà.

- Chị (ấy) tay xách cái nón (đang) bước lên thềm nhà.

Như đã biết các thành phần phụ của câu khác, trong phần lớn trường hợp, khi rời chuyển như vậy, thường bộc lộ quan hệ với một từ xác định mà thôi.

Có thể kể thêm một số ví dụ về kiểu quan hệ bộ phận - chỉnh thể vừa nêu như sau trong một số tác phẩm văn học:

Ví dụ 1: Bàn tay đang bóp chỗ chân nhức rồi dừng lại, giọng Miên run run. [30, 79]

Trong phát ngôn này có thể chia làm hai vế: (1) Bàn tay đang bóp chỗ chân nhức rồi dừng lại. (2) Giọng Miên run run.

Ta thấy trong (1) thì có “bàn tay” là chủ ngữ, “đang bóp chỗ chân nhức rồi dừng lại” là vị ngữ. Còn trong (2) có “Miên” là chủ ngữ, còn “run run” là vị ngữ. Phân tích rõ hơn ta thấy ở phát ngôn trên đứa ra gồm hai nòng cốt câu với hai kết cấu chủ - vị được miêu tả khá rõ ràng. Như vậy, câu đó có tính chất như một câu ghép. Thế nhưng, do mối quan hệ giữa “bàn tay” và “Miên” là mối quan hệ bộ phận - chỉnh thể cho nên phần nêu lên ở nòng cốt câu (1) vừa có tính chất là thành phần câu miêu tả cho chỉnh thể “Miên”, vừa có tác dụng làm thành phần miêu tả cho tư thế “run run”. Như vậy, nòng cốt câu (1) sẽ làm thành phần phụ miêu tả cho nòng cốt câu (2) được xem là thành phần chính trong câu ghép. Theo đó câu (1) cùng một lúc sẽ có quan hệ chủ ngữ với câu (2) là “Miên” và có quan hệ với vị ngữ của câu (2) là “run run” tức là câu (1) có quan hệ toàn bộ với câu (2). Với cách phân tích như vậy thì đương nhiên câu (1) sẽ giữ tư cách là thành phần phụ của câu.

50

Ví dụ 2: Bộ óc bà không còn minh mẫn nữa, bà chống gậy lập cập đi nhờ người nhắn tin cho bà.

[30, 123]

(3)Bộ óc bà không còn minh mẫn nữa.

(4)Bà chống gậy lập cập đi nhờ người nhắn tin cho bà.

Trong (3) chúng ta thấy có “bộ óc bà” là chủ ngữ, “không còn minh mẫn nữa” là vị ngữ. Còn ở trong (4) thì “bà” là chủ ngữ, “chống gậy lập cập đi nhờ người nhắn tin cho bà” là vị ngữ. Như vậy, xét trong cả phát ngôn này thì chúng ta thấy câu được xây dựng bởi hai nòng cốt câu, do đó câu này mang tính chất là một câu ghép. Vế (3) của câu ghép có một cụm chủ - vị làm nòng cốt và vế (4) cũng có một cụm chủ - vị làm nòng cốt. Tuy nhiên, giữa hai vế có hai từ “bộ óc” của vế (3) và “bà” của vế (4) lại có quan hệ bộ phận - chỉnh thể với nhau, nên phần câu ở vế thứ (3) vừa mang tính chất là phần câu miêu tả cho chỉnh thể “bà”, lại vừa mang tính chất miêu tả “cho tư thế” “chống gậy lập cập đi nhờ người nhắn tin cho bà”. Do vậy, vế câu (3) sẽ có quan hệ với cả chủ ngữ và vị ngữ của câu (4), điều này cũng có nghĩa là câu (3) sẽ có quan hệ với cả chủ ngữ và vị ngữ của cả câu (4), và như vậy vế câu (3) sẽ trở thành thành phần phụ cho toàn bộ câu ghép.

Tóm lại: Từ những lí giải như trên có thể nói: chủ ngữ - chỉnh thể tuy là những bộ phận nằm rải rác trong các kiểu chủ ngữ tác động và chủ ngữ không tác động, nhưng chúng ta vẫn có thể hợp nhất được những bộ phận này lại thành một kiểu riêng có ý nghĩa phạm trù là kiểu chủ ngữ - chỉnh thể. Việc này có những căn cứ sau đây:

- Trong những kiểu câu như các ví dụ đã dẫn có nội dung ý nghĩa đặc thù là mối quan hệ bộ phận - chỉnh thể chứa đựng trong các yếu tố ngôn ngữ tương ứng.

- Tồn tại những câu đó có ba kiểu quan hệ là quan hệ sở hữu, quan hệ tồn tại định vị và quan hệ bộ phận - chỉnh thể - hòa hợp là một trong các yếu tố ngôn ngữ tạo thành câu, khó tìm được dấu vết phân biêt ba quan hệ ấy với nhau.

51

-Khi chủ ngữ - chỉnh thểlà chủ ngữ - chủ thể trang thái hay chủ ngữ - vị trí, thì vị ngữ có thể làm một trong hai kiến trúc song song tồn tại sau đây: “ vị tố - danh từ” hoặc “danh từ - vị tố” chẳng hạn trong các ví dụ:

-Anh Longyếu phổi.

-Anh Long phổi yếu.

Hoặc:

-Cây mít nhà tôi chín hai quả. -Cây mít nhà tôi hai quả chín.

Trong kiến trúc có chủ ngữ - chủ thể trạng thái, chủ ngữ - vị trí và chủ ngữ tác động là chủ ngữ - chỉnh thể có thể thực hiện phép chuyển hóa biến các yếu tố bộ phận thành yếu tố chính trong chủ ngữ, còn yếu tố ngôn ngữ chỉ chỉnh thể làm yếu tố phụ cho nó.

Chẳng hạn từ các ví dụ: - Anh Long yếuphổi. -> Phổi Anh Long yếu.

- Cây mít nhà tôi chín hai quả. -> Hai quả cây mít nhà tôi chín (cả). - Anh Long co tay.

-> Tay Anh Long co.

3.2.Bộ phận giữ vai trò chủ ngữ

Theo tác giả Nguyễn Minh Thuyết [22, 121] cho rằng: chủ ngữ là bộ phận của nòng cốt câu biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ, tạo ra cùng vị ngữ một kết cấu có khả năng nguyên nhân hóa. Như vậy, bộ phận giữ vai trò là chủ ngữ thì giúp ta nhận biết và phân biệt được bộ phận với các thành tố khác của chỉnh thể nằm ngoài nồng cốt câu như chỉnh thể làm thành tố phụ miêu tả của danh từ bộ phận, hay chỉnh thể trong cương vị là đề ngữ… Khi bộ phận giữ vai trò chủ ngữ thì chỉnh thể có thể giữ một trong các vai trò sau:

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng việt (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)