Quan hệ bộ phận chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố tính động

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng việt (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Quan hệ bộ phận chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố tính động

Ở mục này, vì những yếu tố mang tính động cho nên đặc trưng có hay không sự chủ động ở vị tố được thể hiện rất rõ, cho nên chúng tôi cũng tìm hiểu quan hệ bộ phận - chỉnh thể trong các kiến trúc chứa vị tố loại này dựa trên hai điều kiện có chủ động [ +CHỦ ĐỘNG ] hay không có chủ động [- CHỦ ĐỘNG] do chủ thể tạo ra trong các sự thể.

30

Như đã nói ở chương 1, năm 1974, công trình khoa học “Động từ trong tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Kim Thản đã phân loại động từ tiếng Việt thành nhiều tiểu loại, trong đó nhóm động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể thuộc tiểu loại “động từ trung tính”. Theo tác giả, những động từ này gồm có: “bạch, bấm, bíu, cau, chép (miệng), chìa, chợp, chớp, chổng, chúm, dang, dỏng, há,

hất, khụy, khom, khiễng, lắc, lè, liếc…” và ngoài ra còn có thêm một số động từ

dùng riêng cho động vật như: quắp, quặp, cúp, cụp, húc, ve vẩy… Điều quan trọng hơn là tác giả khẳng định sau những động từ này chỉ có thể là những danh từ biểu thị những bộ phận cụ thể của cơ thể như: “đầu, tóc, cổ, mắt, mặt, má,

lông mày.

Ví dụ:

(25) Đào ngẩng đầu lên, nói một hơi như sợ chậm một giây nữa thì không

nói nổi. [30, 415]

(26) Truyến đặt va li xuống sập, trố mắt ngạc nhiên nhìn mẹ, nhưng lại hỏi

chuyện khác. [30, 410]

(27) Bà già khẽ thở dài, thõng hai tay xuống quờ tìm dép, ngoảnh mặt vào trong. [30, 407]

(28) Ông già gật gật đầu mãn nguyện. [30, 418] (29) Chị quay đầu nhìn chừng con. [30, 431]

(30) Chị đưa cả hai tay lên khoảng không mà ngoắt, ngửa cổ lên trời mà réo gọi. [30, 439]

Đi theo quan điểm của Nguyễn Kim Thản thì Nguyễn Thị Quy và Nguyễn Văn Lộc cũng thừa nhận có nhóm động từ này trong hệ thống động từ tiếng Việt. Nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra không phải là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi có hay không “nhóm động từ chỉ hành động của bộ phận cơ thể” mà trên cơ sở tiếp thu thành quả của các tác giả đi trước, thừa nhận sự tồn tại của nhóm động từ này để nghiên cứu, tìm hiểu xem những động từ này có quan hệ và chi phối như thế nào đối với những danh từ biểu thị “chỉnh thể” chứa bộ phận ấy. Đây là những vấn đề phức tạp đồng thời cũng là vấn hay nhất của đề tài mà chúng tôi đang thực hiện.

31

Một phần của tài liệu chức năng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các yếu tố chỉ bộ phận - chỉnh thể trong cấu trúc câu tiếng việt (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)