Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc hà nội (2) (Trang 35 - 39)

*Hạn chế

Bên cạnh những thành công trong hoạt động kinh doanh, Agribank Bắc Hà Nội còn có những hạn chế sau cần giải quyết

-Tiến trình hiện đại hóa của ngân hàng còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của các nghiệp vụ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại do nền kinh tế và dân cư đòi hỏi.

-Việc cấp giấy tờ về nhà đất còn chậm gây khó khăn cho doanh nghiệp và hộ gia đình trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng.

-Chưa có những hình thức đầu tư mới phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế do phần lớn các doanh nghiệp này còn thiếu tín nhiệm và không đủ tài sản đảm bảo… đã làm hạn chế việc mở rộng quy mô tín dụng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

-Việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nghiêm túc, số liệu phản ánh chưa chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện được việc kiểm toán báo cáo tài chính gây khó khăn trong việc xem xét quyết định cho vay. Nhiều dự án không đủ điều kiện vay vốn, chưa đảm bảo tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án, nhiều dự án không chứng minh được nguồn trả nợ, không đủ điều kiện về đảm bảo tiền vay.

-Cán bộ làm công tác tín dụng phần lớn là trẻ, chưa có kinh nghiệm, số được đào tạo không theo nghiệp vụ ngân hàng chiếm số lượng không nhỏ, cán bộ nơi khác chuyển về chưa am hiểu địa bàn Hà Nội. Mặt khác số lượng cán bộ được bố trí làm công tác tín dụng còn thấp (chiếm 20%/ tổng số cán bộ công nhân viên), do vậy công việc tập trung vào một số cán bộ còn vất vả.

*Nguyên nhân:

-Agribank Bắc Hà Nội mới chỉ chú trọng cho vay các DNNN, đặc biệt là các Tổng công ty nhà nước, số lượng khách hàng ít. Tuy nhiên các khách hàng là Tổng công ty có 3 khách hàng, bao gồm: Tổng công ty lương thực miền Bắc, Tổng công ty than, Tập đoàn điện lực Việt Nam.

-Các tổng công ty thường có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước có kỹ thuật công nghệ cao, dịch vụ chuyển tiền điện tử được nối mạng cả nước, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có thế mạnh về ngoại tệ… Trong khi đó, Agribank Bắc Hà Nội có nhiều dịch vụ chưa đáp ứng được như việc đáp ứng như cầu về ngoại tệ (các khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ ít nên việc mua ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu để phcuj vụ cho nhập khẩu quá ít, thường xuyên Agribank Bắc Hà Nội phải mua ngoại tệ từ bên ngoài nên rất bị động, khó có thể đáp ứng được các khách hàng có nhu cầu vay vốn ngoại tệ lớn), hơn nữa thủ tục cho vay lại cứng nhắc do đó đã hạn chế doanh số cho vay của Agribank Bắc Hà Nội .

-Đối với các thành viên Tổng công ty nằm ngoài địa bàn Hà Nội khi vay chuyển tiền có lúc còn chậm do các chi nhánh vốn có lúc không đủ để thanh toán hoặc chuyển tiền về các huyện không có nối mạng còn chậm, vì vậy tại Tổng công ty nhận nợ nhưng các đơn vị thành viên chưa nhận được tiền nên ảnh hưởng đến uy tín của Agribank Bắc Hà Nội .

-Một số doanh nghiệp Nhà nước sau khi chuyển sang cổ phần hóa mới được hơn một năm, mặc dù sản xuất kinh doanh tốt nhưng do các năm trước khi cổ phần hóa thường kinh doanh không có lãi, nên theo điều kiện vay vốn tạo Agribank Bắc Hà Nội có bị hạn chế vì chưa đủ tín nhiệm để có thể vay ngân hàng không phải thế chấp nên cũng bị hạn chế về số lượng vay vốn.

-Số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với Agribank Bắc Hà Nội là rất ít và đơn điệu, chủ yếu là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh số cho vay và dư nợ đối với các DNNQD có tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm liên tục qua các năm. Về dư nợ DNNQD năm 2010 chiếm 1,69% trong tổng dư nợ, năm 2011 giảm xuống còn 0,69% và năm 2012 chỉ chiếm 1,99% tổng dư nợ. Số lượng khách hàng là DNNQD vay vốn tại Agribank Bắc Hà Nội ít là do:

Theo thể chế tín dụng chung, DNNQD muốn vay vốn tại ngân hàng phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay. Tuy nhiên trên thực tế, các DNNQD ở Việt Nam phần lớn mới được thành lập, hoạt động với quy mô còn nhỏ, khả năng về tài chính rất hạn hẹp, muốn vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp của DNNQD hiện nay chủ yếu là đất đai mà chủ doanh nghiệp được quyền sở hữu. Nhưng do các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu đất ở Việt Nam hiện nay là chưa thống nhất nên các doanh nghiệp rất khó đáp ứng nhu cầu về tài sản đảm bảo cho khoản vay ngân hàng. Có thể nói, vấn đề tài sản thế chấp là trở ngại lớn nhất của DNNQD khi muốn đến vay vốn ngân hàng. Điều này góp phần giải thích tại sao số lượng DNNQD là lớn nhưng lượng khách hàng đến Agribank Bắc Hà Nội vay vốn là rất nhỏ và lượng khách hàng được vay vốn tại ngân hàng lại còn ít hơn nữa.

Cũng chính vì tâm lý cho rằng đầu tư vào các DNNQD có nhiều rủi ro, nên nhiều các bộ tín dụng của ngân hàng cho rằng nếu thừa vốn thì điều chuyển lên trung ương còn hơn cho các DNNQD vay.

-Agribank Bắc Hà Nội chưa mở rộng cho vay đối với những khách hàng nằm xa địa bàn. Nguyên nhân của tình trạng này là do các năm trước, khi thực hiện cho vay xa địa bàn, các cán bộ tín dụng thẩm định không được chặt chẽ và kỹ càng, việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng gặp nhiều khó khăn… do đó lượng thông tin nắm bắt không được đầy đủ dẫn đến những rủi ro về nợ quá hạn, nợ khó đòi.

-Khách hàng vay vốn tại Agribank Bắc Hà Nội chủ yếu tập trung vào một lượng nhỏ khách hàng lớn, do đó dễ bị sức ép từ phỉa khách hàng về lãi suất, phí thanh toán… Hơn nữa, việc tập trung dư nợ vào một số khách hàng sẽ không có lợi cho việc phòng ngừa rủi ro tín dụng. Chỉ cần một khách hàng bỏ không tiếp tục quan hệ với Agribank Bắc Hà Nội nữa thì sẽ làm giảm đáng kể quy mô nợ của Agribank Bắc Hà Nội , do đó ảnh hưởng đến kinh doanh.

-Cho vay ở Agribank Bắc Hà Nội hầu hết là cho vay ngắn hạn, chưa có các dự án khả thi để cho vay trung và dài hạn mở rộng đầu tư chiều sau, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cho đơn vị, ổn định dư nợ lâu dài cho ngân hàng.

-Lượng cho vay ngoại tệ của Agribank Bắc Hà Nội là thấp do cho vay ngoại tệ gặp khó khăn. Tỷ giá ngoại tệ tăng nên các doanh nghiệp không thể vay ngoại tệ để nhập khẩu mà phần lớn là mua ngoại tệ với bất cứ tỷ giá nào nên gây khó khăn cho phía ngân hàng. Nguồn huy động không đem cho vay được đều phải đem gửi ở Agribank Bắc Hà Nội để lấy lãi, nhưng với lãi suất huy động cao như hiện nay thì chênh lệch dương giữa phí với lãi suất đầu vào là rất thấp, do đó hiệu quả kinh doanh không tương xứng với quy mô tăng trưởng của nguồn vốn huy động ngoại tệ.

-Agribank Bắc Hà Nội còn bị cô đọng trong cho vay, quan hệ tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể: ngân hàng và khách hàng xin vay. Quan hệ này dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi. Do vậy, để phát triển một quan hệ tín dụng mang đúng ý nghĩa của nó, đòi hỏi cả hai bên ngân hàng và khách hàng đều phải nỗ lực tìm kiếm nhau. Trên thực tế, Agribank Bắc Hà Nội vẫn còn ở thế bị động khi cho vay tức là yên vị tại chỗ chờ khách hàng đến, và các cán bộ tín dụng trong ngân hàng mới chỉ chú trọng đến giữ khách hàng truyền thống chứ chưa nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới. Theo quan điểm hiện đại về cán bộ tín dụng ngân hàng chính là người tìm đến khách hàng trước, tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, gợi ý, hướng dẫn khách hàng về lĩnh vực kinh doanh tiêu thụ và đầu tư, thậm chí khi một khách hàng đến xin vay vốn thì ngân hàng đã có sẵn hồ sơ thẩm định về tình hình tài chính của khách hàng. Có làm được điều này thì ngân hàng mới thực sự trở thành người bạn tốt của khách hàng, chiếm được cảm tình của khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng tốt đến quan hệ với mình. Agribank Bắc Hà Nội chưa làm được điều đó, như vậy khối lượng khách hàng đến với Agribank Bắc Hà Nội là chưa cao và khả năng tiếp cận với các khách hàng tốt là hạn chế.

-Agribank Bắc Hà Nội chưa có một chiến lược Marketing ngân hàng hiệu quả, biểu hiện:

+Chính sách sản phẩm của Agribank Bắc Hà Nội chưa thật hấp dẫn, chưa thực sự lôi kéo được khách hàng. Phương thức cho vay của Agribank Bắc Hà Nội còn rất hạn chế, chỉ thực hiện vài phương thức cho vay chủ yếu: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, còn các phương thức cho vay khác chưa được sử dụng hoặc có sử dụng nhưng rất hạn chế. Điều đó chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế cũng như của doan nghiệp.

+Chính sách khách hàng còn nhiều hạn chế và chưa thật hấp dẫn. Chính sách khách hàng chỉ bó hẹp ở các DNNN làm ăn có hiệu quả, và tập đoàn điện lực có uy tín,

các thành phần kinh tế khác. Agribank Bắc Hà Nội chưa có chính sách khuyến khích vật chất cho các đơn vị vay trả sòng phẳng, làm ăn có uy tín. Do đó Agribank Bắc Hà Nội chưa thực sự thu hút được khách hàng.

Hàng năm dưới 20% nguồn vốn huy động được dùng để cho vay. Các khoản cho vay này lại phần lớn tập trung chủ yếu ở các DNNN mà có lúc chiếm tới 99% tổng doanh số cho vay. Các DNNQD khó tiếp cận được với nguồn vốn tại Agribank Bắc Hà Nội . Tỷ lệ dư nợ so với nguồn vốn thấp, cơ cầu đầu tư phản ánh một thực trạng là ACB Thăng Long phải xem xét nhiều trong cơ hội tìm kiếm đầu ra cho mình, có những giải pháp tích cực cho vấn đề cơ cấu lại đầu tư tín dụng giúp Agribank Bắc Hà Nội hoạt động cân bằng hơn và thực hiện đúng chức năng hỗ trợ vốn cho nền kinh tế, đồng thời mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với đảm bảo chất lượng tín dụng, đem lại Agribank Bắc Hà Nội nguồn thu lớn, phát triển kinh doanh một cách hiệu quả.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BẮC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc hà nội (2) (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w