Phân bổ các dự án FDI vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào Việt Nam (Trang 28 - 29)

I. Sự phát triển của FDI ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1.1 Sự cần thiết phải thu hút FDI ở nước ta

1.3.2. Phân bổ các dự án FDI vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

Để phát triển công nghiệp có hiệu quả, các chính phủ đều khuyến khích các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp. Có thể chia khu công nghiệp thành 3 loại:

- Khu công nhiệp thông thường: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.

- Khu chế xuất: là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.

- Khu công nghệ cao: là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp có kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu- triển khai khoa học công nghệ- đào tạo các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.

Đến năm 1998, cả nước có hơn 50 khu công nghiệp, trong đó có 3 khu chế xuất đã và đang hoạt động; 18 khu do Việt Nam tự bỏ vốn ra xây dựng, 11 khu liên doanhvới nước ngoài xây dựng và một khu Đài Loan bỏ 100% vốn xây dựng.

Trong 50 khu công nghiệp nói trên, tính đến cuối năm 1998 mới có 20 khu công nghiệp đã thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dẫn đầu là khu

công nghiệp Biên Hoà 2 đã thu hút được 79 dự án FDI với tổng số vốn 900 triệu USD (có 300 triệu USD đã thực hiện ). Kế tiếp là khu chế xuất Tân Thuận, đã thu hút được 99 dự án với tổng số vốn đăng ký là 341 triệu USD ( có 200 triệu USD đã thực hiện). Tiếp theo là khu công nghiệp

Sài Đồng B thu hút được 9 dự án với tổng số vốn đăng ký là 300 triệu USD (có 250 triệu USD đã thực hịên ). Còn nhìn chung,các khu công nghịêp khác,số dự án còn rất ít,rất nhiều lô đất trong khu công nghiệp còn bỏ trống.

Cho đến năm 2002,Nhà nước ta đã phê duyệt cho thành lập 68 khu chế xuất và khu công nghiệp (kể cả khu Dung Quất ) với tổng diện tích 25.633,5 ha. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 2.037,6 triệu USD.Trong số các khu chế xuất có 3 địa điểm chuyển thành khu công nghiệp. Khu công nghịêp và khu chế xuất được phân bổ theo vùng lãnh thổ như sau: Miền Bắc có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.684,6 ha (bằng 16,4% tổng diện tích các khu công nghiệp trong cả nước); Miền Trung có 10 khu công nghiệp ,diện tích 687 ha (chiếm 4,2%); Miền Nam có 38 khu công nghiệp, diện tích 7.776 ha (bằng 79,4%).Trong số được duyệt trên đã có 8 khu công nghiệp đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng (bằng 12,7%) và 29 khu công nghiệp đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng (bằng 46%) với tổng số vốn đã thực hiện là 386 triệu USD (bằng 22,5%tổng số vốn đầu tư đăng ký).

Các khu công nghiệp đã duyệt cho các nhà đầu tư thuê 1.715,8 ha để xây dựng xí nghiệp (bằng 24,3% tổng diẹn tích có thể cho thuê trong các khu công nghiệp). Đặc biệt trong đó có 9 khu công nghiệp đã cho thuêhơn 50% diện tích, 15 khu công nghiệp cho thuê được khoảng 20%-50% diện tích, số còn lại cho thuê được ở mức dưới 20% (thậm chí có những khu công nghiệp chỉ cho thuê được khoảng 2-3% diện tích).

Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp đều là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước và vận dụng vào Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w