I. Sự phát triển của FDI ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 1.1 Sự cần thiết phải thu hút FDI ở nước ta
1.2. Tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua.
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của bộ kế hoạch và đầu tư, FDI đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách quốc gia. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn với các khu vực khác, hơn nữa, lại từng bước được nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao kiến thức, kinh nghiện quản lý.
Cụ thể:
-Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các năm 1991- 1995 chiến 25,7% và từ năm 1996 đến 2000 chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư xã hội. Đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và là nguồn vốn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
-Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm 1993 đạt 3,6% đến năm 1998 đạt 9% và năm 1999 ước đạt 10,5%. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng: năm 1994 đạt 128 triệu USD đến 1998 đạt 370 triệu USD (chiếm 6% đến 7% tổng thu ngân sách nhà nước). Nếu tính cả thu dầu khí, tỷ lệ này đạt gần 20%.
Kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu khí) của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh: năm 1996 đạt 768 triệu USD, năm 1998 đạt 1982 triệu USD và năm 1999 đạt khoảng 2200 triệu USD, bằng 21% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Khu vực đầu tư nước ngoài đã góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển.
Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch vụ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất. Thông qua đầu tư nước ngoài bước đầu đã hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đầu tư nước ngoài cũng đã đem đến những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại trong các ngành, các đơn vị kinh tế.
- Đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.
Đến năm 2000 khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút khoảng 30 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ… Một số đáng kể người lao động đã được đào tạo năng lực quản lý, trình độ năng lực có thể thay thế chuyên gia nước ngoài.
Mặc dù vẫn còn có những hạn chế của đầu tư nước ngoài như : nhập công nghệ cũ, lạc hậu, hiện tượng chuyể giá, trốn lậu thếu,ô nhiễm môi trường… nhưng không thể phủ định những tác động tích cực của đàu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.