Nâng cao năng lực sinh

Một phần của tài liệu SKKN HAY: Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường tiểu học (Trang 27 - 32)

- Hình thức tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với thực tế điều kiện vật chất, tính chất của công việc; yêu cầu,

7 Nâng cao năng lực sinh

hoạt tổ chuyên môn 34 15 19 34 26 8 39 34 5 39 37 2 30 3 0

0

(Kết quả hội giảng tính theo kết quả hội giảng cấp tổ; các kết quả bồi dưỡng chuyên môn của năm học 2012-2013 )

PHẦN KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ1.Đánh giá 1.Đánh giá

- Đề tài “ Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học Đồng Tâm ” đến đây đã hoàn thành nhiệm vụ và mục đích đề ra đó là: Đề tài đã nhận định rõ thực chất của vấn đề, nghiên cứu sâu sắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, nhà nước và của các cơ quan chuyên môn. Phân tích sâu rộng các thực trạng của công tác bồi dưỡng chuyên môn ở tổ khối của trường Tiểu học Đồng Tâm. Trên cơ sở đó, đưa ra được một số giải pháp cần thiết cho việc áp dụng có hiệu quả trong thực tế khi vận dụng đề tài này.

- Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, tôi thấy rằng công tác chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn là một một nhiệm vụ rất quan trọng, có tính chất quyết định tới sự thành công của mọt nhà trường. Muốn vậy, cần phải hiểu rõ bản chất của vấn để và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, cách thức nghiên cứu và tiếp cận vấn đề một cách khoa học. Nhận diện vấn đề một cách toàn diện thì mới có hướng giải quyết hiệu quả. Chính vì vậy, đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức cơ bản vững chắc và có khả năng phân tích, tổng hợp, kết hợp với cơ sở lý luận vững vàng.

- Các giải pháp mà đề tài đưa ra rất dễ thực hiện, bởi đó là những nội dung mà nhiều người có thể nhận ra nhưng chưa thực hiện được, do chưa tìm ra cơ sở lý luận thực tiễn của vấn đề . Đây là kinh nghiệm có tính khả thi cao, tuy nhiên trong quá trình thực hiện đòi hỏi cần phải nghiên cứu thực tiễn sâu và vận dụng linh hoạt.

Qua bảng tổng hợp kết quả thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng trên, ta thấy tất cả các chuyên đề đã thực hiện đều thu được kết cao. Như vậy đề tài “ Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường Tiểu học Đồng Tâm ” đã thành công. Bước đầu mang lại hiệu quả đáng khích lệ; nếu chuyên đề được áp dụng một cách triệt để, đồng bộ tôi tin tưởng rằng hiệu quả của nó không chỉ dừng lại ở khuôn viên một trường Tiểu học.

- Tạo ra động lực tích cực cho giáo viên phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chất lượng chuyên môn của nhà trường đã được nâng cao một bước so với cùng kỳ các năm trước. Tập thể giáo viên đoàn kết, nhiệt tình giúp đỡ nhau trong chuyên môn. Tính tương thân tương ái đã được giáo viên trong trường khai thác có hiệu quả.

- Chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ khối đã đa dạng hơn, hình thức tổ chức linh hoạt hơn, nội dung bồi dưỡng chuyên môn cũng phong phú lên rất nhiều. Mọi giáo viên đã chú trọng tới công tác SHCM- BDCM của tổ khối hơn.vv...

- Ban giám hiệu đã có nhận thức sâu sắc về vấn đề này, chỉ đạo có hiệu quả các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn tới giáo viên, thông qua đội ngũ tổ khối trưởng. Tạo ra sự gắn kết chặt chẽ, làm việc có khoa học giữa tổ khối trưởng và ban giám hiệu.

Đề tài này cũng giúp cho Ban giám hiệu, tổ khối trưởng, giáo viên điều chỉnh lại công việc đang làm của mình; từng bước hoàn thiện những nội dung còn thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ và quản lý chuyên môn của mình. Tất cả mọi cố gắng của chúng ta là làm thế nào để nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên nói riêng và chất lượng dạy và học nói chung. Đề tài này đã góp một phần nhỏ bé vào công việc khắc phục tình trạng chất lượng và hiệu quả thấp trong tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học Đồng Tâm; tạo ra sự thay đổi mới trong phương pháp làm việc, nâng cao tính chất lượng và hiệu quả của công tác sinh hoạt chuyên môn và bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường.

2. Một số kiến nghị:

2.1 Kiến nghị đối với Bộ GD & ĐT: Công tác bồi dưỡng chuyên môn là nhiệm vụ rất cần thiết đối với giáo viên. Thông qua đó GV đổi mới mình và theo nhiệm vụ rất cần thiết đối với giáo viên. Thông qua đó GV đổi mới mình và theo kịp sự phát triển ngày càng cao của nền giáo dục nước nhà và nền

giáo dục tiên tiến trên thế giới. Chính vì vậy Bộ giáo dục cần nghiên cứu, bổ sung những nội dung có liên quan đến phát triển chuyên môn của giáo viên, sao cho tiếp cận dần với trình độ giáo dục của thế giới. Đẩy mạnh công tác truyền thông

về giáo dục và thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, chống tiêu cực trong giáo dục...

Mọi chỉ đạo về chuyên môn cần được triển khai sớm tới tất cả các đơn vị trường học, nhất là những trường học vùng sâu vùng xa.vv..

2.2 Kiến nghị với Sở giáo dục và phòng giáo dục:

2.2.1 Kiến nghị với Sở GD&ĐT: Sở giáo dục đào tạo cần làm tốt công tác hội giảng, giao lưu chuyên môn cho đại diện các trường Tiểu học trong thành hội giảng, giao lưu chuyên môn cho đại diện các trường Tiểu học trong thành phố,nhất là các trường vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Bởi lẽ nếu cứ theo chương trình hội giảng chung thì những giáo viên ở đây sẽ không bao giờ có dịp được tham quan, trao đổi và học hỏi chuyên môn với những trường, giáo viên có trình độ chuyên môn tốt trong nội thành.

2.2.2 Kiến nghị với Phòng giáo dục: Phòng giáo dục cần lựa chọn những chuyên đề thiết thực cho giáo viên trên địa bàn huyện học tập và bồi dưỡng. Tạo chuyên đề thiết thực cho giáo viên trên địa bàn huyện học tập và bồi dưỡng. Tạo điều kiện để các giáo viên giao lưu chuyên môn giữa các trường trong huyện với nhau. Thực hiện tốt các chính sách luân chuyển giáo viên tích cực từ trường khó khăn đến vùng thuận lợi và ngược lại. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chuyên môn cho giáo viên làm tổ khối trưởng chuyên môn.

2.3 Kiến nghị đối với trường Tiểu học Đồng Tâm:

- Ban giám hiệu cần triển khai và rút kinh nghiệm thường kỳ ngay sau mỗi đợt triển khai một chuyên đề bồi dưỡng. Luôn đổi mới phương pháp quản lý cho phù hợp với điều kiện thực tế trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Lựa chọn những giáo viên có trình độ chuyên môn vững, được sự tín nhiệm cao của tập thể giáo viên làm công tác tổ khối trưởng; tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ tổ khối trưởng làm việc và phát huy năng lực.

- Tổ khối trưởng phải luôn đổi mới mình, nhiệt tình với các nhiệm vụ được giao, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ với đồng nghiệp, linh hoạt trong giao tiếp và ứng sử sư phạm.

Trên đây là những sang kiến kinh nghiệm của tôi về một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn .Tôi rất mong có sự đóng góp quý báu của

các cấp lãnh đạo ,cùng sự đóng góp của các đồng chỉ đồng nghiệp để nang cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.

Tôi xin trân thành cám ơn!

XÁC NHÂN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Đồng Tâm, ngày10 tháng 5 năm 2013

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết, không sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Một phần của tài liệu SKKN HAY: Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn của tổ khối ở trường tiểu học (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w