- Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế)
2.3.2 Hạn chế trong quản lý thuế:
2.3.2.1 Hạn chế trong chính sách thuế:
Hệ thống pháp luật ban hành chưa được thống nhất giữa các cơ quan, ban ngành, còn nhiều bất cập, thiếu tính cụ thể gây khó khăn, trở ngại trong quá trình triển khai áp dụng luật cho các doanh nghiệp, cũng như không đảm bảo tính trung lập của thuế.
+ Về đối tượng không chịu thuế: Điều 5 luật thuế GTGT quy định có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế. Số lượng như vậy là quá nhiều, trong khi mục tiêu của chính sách thuế GTGT là mở rộng diện chịu thuế và
Tiêu dùng Tiêu dùng thực Phần trăm hộ cộng dồn P hầ n tr ă m c ộ ng d ồ n tiê u d ùn g /ti ê u dù ng t hự c
thu hẹp các đầu mối. Một số mặt hàng đưa vào diện này còn chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích xuất khẩu gây gián đoạn trong công tác thu nộp thuế và khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Về thuế suất thuế GTGT: Hiện nay có 2 mức thuế suất 5% và 10% (không kể thuế suất 0%), một số hàng hóa, dịch vụ vẫn cần có sự ưu đãi từ phía nhà nước thông qua việc áp dụng mức thuế suất thấp hơn các hàng hóa, dịch vụ khác. Tuy nhiên, việc qui định cùng 1 lúc nhiều mức thuế suất đã tạo ra sự không công bằng giữa các hàng hóa, dịch vụ thuộc các mức thuế suất khác nhau. Hơn nữa, việc qui định này lại dựa trên công dụng của hàng hóa hoặc nguyên vật liệu trong kết cấu nên rất khó xác định thuế suất đối với từng mặt hàng. Trên thực tế, cơ quan thuế và doanh nghiệp nhiều khi cũng không xác định được hàng hóa chịu mức thuế suất là bao nhiêu (5% hay 10%).
+ Về ngưỡng chịu thuế GTGT: hiện nay tất cả các cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT đều là người nộp thuế, trừ cá nhân kinh doanh hàng hoá dịch vụ có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu của công chức nhà nước. Thực tế cho thấy, phương pháp trực tiếp được áp dụng chủ yếu đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ, có chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ chưa hoàn thiện. Doanh số hoạt động của các cơ sở này thấp, việc quản lý thu thuế tốn kém, không hiệu quả.
+ Về phương pháp tính thuế: Hiện có hai phương pháp xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Do vậy, đã tạo ra một sự không công bằng về nghĩa vụ thuế giữa hai nhóm đối tượng, không tạo nên tính liên hoàn trong các khâu đánh thuế và cũng giảm tính trung lập của sắc thuế này.
2.3.2.2. Hạn chế trong thực hiện quản lý thuế: - Kê khai và nộp thuế GTGT:
+ Khi áp dụng cơ chế hành thu tự khai, tự nộp do các điều kiện cần thiết
chưa xuất hiện một cách đồng bộ nên vẫn xảy ra hiện tượng trốn lậu thất thoát thuế.
+ Việc cho các doanh nghiệp tự in hóa đơn là một bước đi tiến bộ nhưng vẫn còn những thiếu xót. Được ban hành trong thời gian ngắn, đã gây ra sự lúng túng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện chủ trương đường lối mới.
+ Tiền thuế đối với hoạt động vãng lai - một khoản tiền phải chia ra để nộp vào ngân sách qua nhiều cửa. Theo quy định về thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành, khi DN phát sinh doanh thu tại địa phương khác nơi đặt trụ sở chính thì phải nộp thuế tại địa phương đó, với một tỷ lệ nhất định, phần còn lại sẽ nộp tại nơi DN đặt trụ sở chính, tạo thêm thủ tục phiền hà cho DN. Hơn nữa, cơ quan thuế nơi nộp thuế vãng lai không đủ thông tin và căn cứ để thực hiện các biện pháp quản lý thuế (thu nợ, cưỡng chế…) đối với các hoạt động vãng lai.
- Xử lý hoàn thuế:
+ Quá trình thủ tục xin hoàn thuế khá rắc rối, mất nhiều thời gian và công sức của các doanh nghiệp. Để được hoàn thuế, các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ và toàn bộ hoá đơn, chứng từ lên cơ quan thuế rồi chờ nhân viên thuế xuống đơn vị kiểm tra, đối chiếu hoá đơn thực hiện băng phương pháp thủ công, kéo dài thời gian kiểm tra làm chậm việc hoàn thuế, bên cạnh đó còn nhiều hiện tượng tiêu cực khác cũng gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Việc các cơ sở xuất khẩu nhưng có số thuế đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì không được hoàn thuế theo tháng, điều này sẽ làm cho vốn của các doanh nghiệp bị lưu lại khá lâu gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh tiếp theo của họ.
+ Các cơ sở kinh doanh không có hoạt động xuất khẩu hoặc có nhưng giá trị thấp, thì dù số thuế đầu vào trong tháng phát sinh cao đến mấy vẫn không được hoàn theo tháng mà phải chờ đủ 3 tháng. Đây là hạn chế rất lớn của quy định về hoàn thuế.
+ Trong quá trình thực hiện hoàn thuế GTGT đối với các nhà thầu chính của dự án ODA, cơ quan thuế rất khó xác định chính xác số thuế GTGT đầu vào của nhà thầu chính, vì họ chỉ được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào để thực hiện hợp đồng ký với chủ dự án, nhưng trên thực tế có nhiều hàng
hóa nhà thầu chính mua vào phục vụ cho nhiều dự án ngoài hợp đồng đã ký cho dự án ODA.
2.3.3.3 Hạn chế trong bộ máy quản lý thuế:
- Hệ thống cơ quan hành thu còn quá cồng kềnh, số lượng cán bộ thuế nhiều mà tỷ lệ thanh tra thuế lại không đáng kể,… Các khâu hành thu phức tạp, một số trường hợp còn xảy ra hiện tượng chồng chéo.
- Bộ máy tổ chức ngành thuế chưa hoàn thiện: Hiện nay bộ máy quản lý thuế của nước ta được tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương tới cấp huyện. Hệ thống này được phân chia vừa theo sắc thuế vừa theo đối tượng nộp thuế. Một cán bộ thuế phải đảm nhiệm nhiều chức năng từ thông báo thuế, thu thuế, kiểm tra thuế do đó không có điều kiện chuyên sâu vào một nghiệp vụ nhất định. Khi chuyển sang áp dụng thuế GTGT, quy trình quản lý thuế phải thay đổi, cơ quan thuế phải tổ chức thu thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế,… trình độ của một số cán bộ còn thấp do đó không đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ còn nhiều hạn chế. Công chức thuế nói chung còn thiếu kiến thức chuyên sâu, kỹ năng quản lý thuế quốc tế, cán bộ lãnh đạo một số còn yếu về kiến thức quản lý kinh tế, quản lý vĩ mô và quản lý hành chính nhà nước.
- Sự thống nhất hoạt động giữa các cơ quan chức năng còn chưa cao, một số còn chưa nhiệt tình trong việc cung cấp các thông tin để cơ quan thuế tổng hợp nhằm đưa ra những giải pháp bổ sung kịp thời cho các sắc thuế.