- Về hội chứng cột sống:
Theo thống kê của chúng tôi thì toàn bộ nhóm bệnh nhân của đề tài đều có dấu hiệu nghẽn và các tư thế chống đau (33/33 bệnh nhân).
Gặp 30/33 bệnh nhân có khảng cách Schober ≈ 11/10 (là biện pháp đánh giá độ dãn của cột sống thắt lưng).
Số bệnh nhân có các dấu hiệu “bấm chuông” là 21/33 bệnh nhân.
Đây là các dấu hiệu đặc trưng của ĐDTKT, phản ánh cơ chế phản xạ chống đau của cột sống thắt lưng khi có đoạn vận động bị tổn thương.
Đặc điểm này phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả như De Sèze .S (1948)[38], Nguyễn Văn Đăng (1990)[10], Ngô Thanh Hồi (1995)[14].
- Về hội chứng rễ:
Thống kê của chúng tôi thấy toàn bộ nhóm bệnh nhân của đề tài đều có dấu hiệu căng dây thần kinh gây đau: Lasègue 300 (rất nặng 30/30 bệnh nhân) và Lasègue 450 (nặng 03/33 bệnh nhân).
Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất cho tính chất đau rễ.
Nhận định này phù hợp với thống kê của một số tác giả như Trần Mạnh Chí, Vũ Hùng Liên (1989) gặp 94% bệnh nhân có dấu hiệu căng dây thần kinh gây đau[5].
Các dấu hiệu khác về tổn thương rễ như:
Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn phản xạ gân gót (tổn thương rễ S1) phản ánh mức độ, vị trí, giai đoạn tổn thương…
- Về mức độ đau:
Theo số liệu nghiên cứu, chúng tôi gặp ở nhóm nghiên cứu có 30/33 bệnh nhân ở mức độ đau nặng.
Sở dĩ như vậy vì thể bệnh của đề tài chọn là một bệnh đau do tổn thương rễ thần kinh ở giai đoạn cấp.
Qua đó chúng tôi thấy rằng ở những giai đoạn đầu của ĐDTKT là giai đoạn rễ thần kinh đang bị kích thích nên chỉ định điều trị nội khoa là hợp lý.
Nhận định này phù hợp với tác giả Ngô Thanh Hồi (1986)[21], Margo .K (1994)[35]…