TSCĐ CỦA CÔNG TY
2.7.4.3.1. K toán t ngh pt ng TSC ăĐ
6 1.807.978.75 6 3.708.645.564 Chi phí đồng 7.908.977.87 7 6.976.076.654 1.690.898.79 8 3.569.998.987 Lợi nhuận trớc thuế đồng 556.459.773 571.991.312 117.079.958 138.646.577 Thuế thu nhập doanh nghiệp (Quý 2,3) đồng Miễn giảm 3 năm đầu Từ T4/2004 đến
T4/2007 38.821.042
Lợi nhuận sau thuế đồng 556.459.773 571.991.312 117.079.958 99.825.535
Số lao động trong doanh nghiệp ngời 126 120 102 80
*Nhận xét khái quát về tình hình phát triển của Công ty:
Tuy mới thành lập, là Công ty Cổ phần, và hoạt động theo luật doanh nghiệp chuyển từ DN nhà nước sang Công ty cổ phần trong điều kiện chịu tác động của giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng bất thường, thời tiết diễn biến phức tạp. Mưa bão lũ, rét đậm, hạn hán., ảnh hưởng đến sản xuất của Công ty.
* Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Nam Hoàng Nguyên
Bốc xếp hàng hoá qua bến cảng nội địa. Cân hàng hoá
Đào đắp đồng tôm. Liên kết kinh doanh than
Vận tải hành khách bằng đường thuỷ, đường bộ.
Kinh doanh thương mại tổng hợp, , công viên, khu vui chơi giải trí. Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho tàng, bến bãi.
Kinh doanh du lịch, văn phòng cho thuê, uỷ thác, ký gửi và các dịch vụ khác phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh du lịch.
2.7.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Nam Hoàng Nguyên. 2.7.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty.
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD, công ty tổ chức theo mô hình quản lý theo kiểu trực tuyến chức nă
Sơ đồ 1:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD tại Công ty cổ phần Nam Hoàng Nguyên
2.7.2.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất và tổ chức lao động của công ty:
Công ty cổ phần Nam Hoàng Nguyên là một công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty, thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng cũng như việc bảo toàn vốn cho các cổ đông trên cơ sở pháp luật của Nhà Nước quy định.
2.7.3. Đặc điểm tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 2.7.3.1. Bộ máy kế toán của Công ty.
Công tác kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho cấp trên. Chính vì thế, trong công ty, công tác kế toán được tổ chức một cách có khoa học và hợp lý, phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kỹ thuật thị trường Xưởng SX gạch Blốck, Đội khai thác cát sỏi Các cửa hàng KD tiêu thụ Các công trường Đội XD Đội xe máy Đội vận tải thuỷ
Về tổ chức, bộ máy kế toán của Công ty được áp dụng theo hình thức tập trung: Toàn công ty tổ chức một phòng kế toán làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Nam Hoàng Nguyên
2.7.3.2 Hình thức kế toán, hệ thống chứng từ sổ sách, trình tự ghi sổsử dụng tại Công ty.
a. Hình thức kế toán:
Công ty cổ phần Nam Hoàng Nguyên đang áp dụng hình thức sổ kế toán "Nhật ký chứng từ".
* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo TK).
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong 1 quá trình ghi chép.
Sử dụng rộng rãi các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ
Sinh viên thực hiện: Lê Văn Lương - Lớp: ĐHKT –K2C Trang 68
Trưởng phòng TC - KT (Kế toán trưởng) Kế toán TSCĐ, công cụ, dụng cụ Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ Kế toán tập hợp chi phí Kế toán tổng hợp và kiểm tra
tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập Báo cáo tài chính. b. Hệ thống sổ kế toán gồm:
Nhật ký chứng từ Bảng kê
Sổ cái
Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. c. Trình tự ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán và các Bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng; Đối chiếu, kiểm tra:
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký – Chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ , các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của Bảng phân bổ ghi
vào các Bảng kê và Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
Đối với các Nhật ký – Chứng từ được ghi căn cứ vào Bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của Bảng kê, Sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào Nhật ký – Chứng từ.
(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – Chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – Chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.
- Niên độ kế toán áp dụng tại công ty bắt đầu từ ngày 01/01/N đến 31/12/N, đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép thống nhất là đồng Việt nam và chuyển đổi các đồng tiền khác trên cơ sở tính theo tỷ giá liên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm thanh toán.
2.7.4. Thực trạng công tác tổ chức kế toán TSCĐ của Công ty. 2.7.4.1 Đặc điểm tài sản cố định hữu hình của công ty:
Tài sản cố định của Công ty cổ phần Nam Hoàng Nguyên chủ yếu phục vụ cho công tác bốc xếp hàng hoá, sản xuất gạch và thi công các công trình. Do vậy phần lớn tài sản cố định của Công ty là máy móc thiết bị, nhà cửa và phương tiện vận tải.
Tổng hợp tài sản cố định đến ngày 01/07/2013 Công ty Cổ phần Nam Hoàng Nguyên
Stt Tên tài sản Nước
sản xuất Nămsản xuất Năm sử dụng Giá trị đến 01/07/2013 Nguyên giá Khấu hao đến 01/07/2007 Giá trị còn lại đến 01/07/2007 A Nhà cửa vật kiến trúc 1.372.157.975 1.017.083.720 355.074.255 1 Nhà làm việc 3 tầng 1150 m2 VN 1986 1987 1.006.735.200 780.984.057 225.751.143 2 Nhà sản xuất gạch Blốck 320 m2 VN 1998 1999 345.157.000 220.267.027 124.889.973 3 Nhà B1 60 m2 VN 1984 1984 20.265.775 15.832.636 4.433.139
B Máy móc thiết bị công tác 98.606.885 57.148.866 41.458.019
1 Máy phô tô ĐNA 2002 18.354.000 15.063.875 3.290.125
2 Máy điều hoà nhiệt độ MALai 2002 11.597.857 9.421.382 2.176.475
3 Máy vi tính + máy in ĐNA 2001 10.608.909 10.608.909 0
4 Máy vi tính + máy in ĐNA 7/2004 10.455.238 10.455.238 0
5 Ti vi + bộ dàn karaoke 8/2004 17.286.000 6.946.474 10.339.526
6 Máy vi tính phòng giám đốc ĐNA 2004 7.162.000 3.186.056 3.975.944
7 Máy Vi tính ĐNA 2005 8/2005 6.190.500 171.958 6.018.542
8 Máy in CANON LBP 2000 ĐNA 2005 5/2005 16.952.381 1.294.974 15.657.407
Nguyên giá khấu hao đến 01/07/2007 Giá trị còn lại đến 01/07/2013 C Máy móc thiết bị pt vT 2.157.284.682 1.303.600.648 853.684.034
1 Máy cẩu KM 602A LX 1976 2001 191.094.000 123.414.196 67.679.804
2 Xe ô tô IFA 36L - 2791 Đức 1985 1986 130.000.000 115.417.669 14.582.331 3 Xe con DAEWOO HQ 1996 1998 215.000.000 157.000.000 58.000.000 4 Ca nô 150 CV TH019 VN 1984 1984 175.809.626 107.233.697 68.575.929 5 Hệ cân + nhà cân VN 1984 1984 85.000.000 85.000.000 0 6 Hệ máy sản xuất gạch Blốck NB+VN 1998 1998 208.179.114 141.139.582 67.039.532 7 Phà thép VN 1975 1993 248.276.289 175.717.103 72.559.186 8 Đầm cóc Mikasa NB+VN 1999 2002 17.500.000 17.500.000 0 9 Máy gạch số 2 65.435.653 42.942.148 22.493.505
10 Máy cẩu P & H1 260.070.000 222.306.208 37.763.792
11 Máy cẩu P & H2 (Tài sản
thuê TC) 7/2004 550.070.000 115.628.644 434.441.356
12 Máy Phát điện + Máy hàn 8/2005 10.850.000 301.401 10.548.599
tổng tài sản cố định còn lại đến 30/09/2007 3.628.049.542 2.377.833.234 1.250.216.308
Ngày 01 tháng 07 năm 2007
trưởng ban kiểm soát kế toán trưởng giám đốc công ty
2.7.4.2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty:
Yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty đòi hỏi phải quản lý chi tiết từng TSCĐ. Đây là khâu quan trọng và phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán TSCĐ. Thông qua kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán sẽ cung cấp những chi tiết quan trọng về cơ cấu TSCĐ, tình hình sử dụng, trích khấu hao cũng như tình hình bảo quản TSCĐ. Các chỉ tiêu quan trọng này là căn cứ để Công ty cải tiến trang bị và sử dụng TSCĐ, phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ, nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả.
2.7.4.2.1. Đối với TSCĐ tăng:
Khi TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều phải có đầy đủ chứng từ gốc có liên quan. Căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan, kế toán xác định nguyên giá TSCĐ, kế toán theo dõi chi tiết từng tài sản. Ngoài ra, kế toán còn tiến hành ghi sổ và kết chuyển nguồn vốn sử dụng theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
TSCĐ tại Công ty cổ phần Nam Hoàng Nguyên tăng chủ yếu do mua sắm. Trong năm 2007, do mở rộng địa điểm kinh doanh, nên Công ty có đầu tư mua sắm thêm một số TSCĐ. Bên cạnh đó Công ty cũng mạnh dạn vay vốn của các ngân hàng để đầu tư vào TSCĐ, vì vậy trong những năm qua, TSCĐ của Công ty không ngừng được đổi mới và hoàn thiện.
2.7.4.2.2. Đối với TSCĐ giảm:
Kế toán TSCĐ ghi phần giảm TSCĐ để thôi tính khấu hao vào tháng sau (Công ty thực hiện trích khấu hao theo tháng). Kế toán chi tiết phản ánh tình hình giảm TSCĐ trên sổ chi tiết giảm TSCĐ. Sổ này được lập để theo dõi tình hình giảm trong từng tháng. Căn cứ để ghi giảm TSCĐ là: Quyết định thanh lý, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính khấu hao TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan.
giảm do nhượng bán, TSCĐ của Công ty đa dạng, nhiều chủng loại. Do vậy trong công tác quản lý TSCĐ, Công ty cũng thực hiện một cách chặt chẽ và chính xác. Toàn bộ quá trình giảm TSCĐ được kế toán theo dõi, ghi sổ cẩn thận.
2.7.4.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty.
Trong quý 3 năm 2013 tại Công ty Cổ phần Nam Hoàng Nguyên có tình hình tăng giảm tài sản cố định như sau:
1. Ngày 25/08/2013Công ty đã mua 01 chiếc xe ô tô KIA với số tiền ghi trên hoá đơn là: 967.404.191,đ Thuế chước bạ và các phí khác là: 45.014.000,đ. đã trả bằng tiền mặt và được đầu tư bằng Nguồn vốn đầu tư phát triển
2. Ngày 01/07/2013 công ty đã thanh lý chiếc xe ôtô Daewoo với số tiền là 77.000.000,đ Khách hàng đã thanh toán bằng tiền mặt. Nguyên giá = 215.000.000, Đã khấu hao = 157.000.000.
3. Ngày 21/09/2013 Công ty đã thanh toán tiền thuê tài chính một chiếc máy cẩu với Nguyên giá = 29.007.232đ
2.7.4.3.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ.
Ngay từ đầu năm, phòng Tổ chức - hành chính quản trị (HCQT) của Công ty lập tờ trình về kế hoạch mua sắm TSCĐ dựa trên những nhu cầu của các phòng ban, phục vụ cho việc đi lại kiểm tra giám sát các công trình được thường xuyên liên tục và kịp thời trình Hội đồng quản trị. Khi có quyết định của hội đồng quản trị, Công ty sẽ tiến hành các thủ tục mua sắm TSCĐ.
TSCĐ tại Công ty phần lớn là những tài sản có giá trị lớn, do đó Công ty sử dụng hình thức lựa chọn theo Báo giá cạnh tranh. Sau khi tìm hiểu thị trường và các Báo giá của các Hãng xe. Hội đồng quản trị đã quyết định lựa chọn mua chiếc xe KIAcủa Công ty Liên doanh DAEWOO – Thanh Hoá – Số 10 Quang Trung – Thanh Hoá.
Công ty sẽ tiến hành mua xe ô tô theo trình tự như sau: Hội đồng quản trị họp quyết định mua xe (Có Biên bản)
Tham khảo báo giá của các hàng xe
Mua xe tại đơn vị có giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Nhận xe tại Công ty Nam Hoàng Nguyên
Thanh toán ngay sau khi bàn giao xe hoàn chỉnh. Chứng từ mua xe gồm:
Biên bản bàn giao xe. Hoá đơn GTGT Khi chi tiền mua xe:
Kế toán Thanh toán: + Lập phiếu chi tiền
Kế toán TSCĐ: + Vào sổ tài sản (Ghi tăng TSCĐ) + Thẻ Tài sản
Cuối kỳ Kế toán Tổng hợp: + Ghi tăng TSCĐ (Ghi Nợ TK 211), Trong BCĐKT
2.7.4.4. Kế toán khấu hao TSCĐ tại công ty:
Mọi TSCĐ của công ty đều phải trích khấu hao cơ bản và thu hồi vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá TSCĐ. Công ty phải tiến hành theo đúng quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Năm 2003 công ty tính khấu hao ở mức tối thiểu theo QĐ 166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999. Từ ngày 01/01/2004 công ty trích khấu hao theo QĐ 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính .
Công ty phải chấp hành tốt các quy định về điều hoà và sử dụng vốn khấu hao TSCĐ. Đối với TSCĐ đã trích khấu hao cơ bản thì không tiếp tục trích khấu hao cơ bản nữa. Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao cơ bản mà đã hư hỏng phải thanh lý thì phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của TSCĐ đó. Nếu không bù đắp đủ thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ.