Hệ thống xếp hạng tín dụng nhằm cung cấp những dự đoán khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Khái niệm rủi ro được xét đến ở đây là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn có thể ước đoán được xác suất xảy ra [8].
Khái niệm tín dụng được hiểu là quan hệ chuyển giao quyền sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay trên nguyên tắc có hoàn trả. Quan hệ tín dụng dựa trên nền tảng sự tin tưởng lẫn nhau giữa các chủ thể [8].
Khi rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ gây tâm tý hoang mang lo sợ cho người gửi tiền và có thể những người gửi tiền sẽ ồ ạt rút tiền làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Sự hoảng loạn này ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ nền kinh tế, làm cho sức mua giảm sút, giá cả tăng, xã hội mất ổn định. Rủi ro tín dụng của NHTM trong nước cũng có ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước liên quan do sự hội nhập đã gắn chặt mối liên hệ tiền tệ và đầu tư giữa các nước.
Ngân hàng thương mại gặp rủi ro tín dụng sẽ khó thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền vốn huy động khi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương - Lớp HTTTA – K11 Trang 26 / 61
lòng tin của người gửi tiền và ảnh hưởng lớn đến uy tín của ngân hàng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng giúp NHTM quản trị rủi ro tín dụng bằng phương pháp tiên tiến, giúp kiểm soát độ tín nhiệm của khách hàng, thiết lập mức lãi suất cho vay phù hợp với dự báo khả năng thất bại của từng nhóm khách hàng. NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi sư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an toàn.
3.1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác xếp hạng tín dụng a) Yêu cầu về nguồn thông tin
Việc duy trì thông tin tín dụng trong hệ thống ngân hàng cho vay là vô cùng quan trọng do thông tin tín dụng tạo lập cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng để phục vụ cho quá trình cấp tín dụng, phân tích và quản lý tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng giúp tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng đồng thời tiên liệu trước khả năng một khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu.
Chất lượng thông tin được thể hiện qua 4 yếu tố sau:
Đầy đủ, kịp thời: Theo định kì hoặc khi có phát sinh mọi thông tin tín dụng về khách hàng phải được thu thập, ghi chép, và xử lý kịp thời để phản ánh chính xác mức độ rủi ro và năng lực của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ với ngân hàng cho vay.
Trung thực, khách quan: thông tin tín dụng phải được thu thập từ các nguồn cung cấp có cơ sở pháp lý hoặc cơ sở thực tiễn để đảm bảo tính trung thực, khách quan. Thông tin có được từ các nguồn không hợp lệ chỉ được sử dụng để tham khảo.
Nhất quán: thông tin tín dụng phải được tập hợp theo dõi liên tục theo thời gian ít nhất cho tới khi khách hàng chấm dứt quan hệ với ngân hàng cho vay.
Bảo mật: thông tin tín dụng phải được lưu trữ quản lý theo chế độ bảo mật như tài sản riêng có của ngân hàng cho vay, sử dụng an toàn, bí mật, không gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thông tin và không cung cấp cho bên thứ 3.
b) Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn
Xếp hạng tín dụng là một mô hình mới được áp dụng tại Việt Nam, các tiêu chí và quy trình đánh giá được đưa ra phụ thuộc rất lớn vào các chuyên gia có kinh nghiệm, khả năng phân tích và hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực tín dụng.
c) Trình độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Hệ thống công nghệ của ngân hàng phải đủ hiện đại có thể kết hợp phần mềm xếp hạng tín dụng và tạo thành một quy trình cho vay và kiểm soát tín dụng thống
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương - Lớp HTTTA – K11 Trang 27 / 61
nhất. Áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống xếp hạng tín dụng làm tăng chất lượng lưu trữ, cập nhật và đảm bảo tính bảo mật của thông tin. Công nghệ ngân hàng còn giúp cho hệ thống xếp hạng tín dụng thực hiện nhanh và chính xác hơn. Đây là vấn đề không thể thiếu khi ngân hàng muốn xây dựng được một hệ thống xếp hạng tín dụng hoàn chỉnh chuẩn xác hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.
3.1.5 Phƣơng pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp điển hình
Có hai phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp điển hình trên thế giới là mô hình toán học [16] và phương pháp chuyên gia [16].
3.1.5.1 Phƣơng pháp mô hình toán học
Với việc tính toán các chỉ số Z, chỉ số Zeta phương pháp mô hình toán học dự đoán được nguy cơ phá sản cũng như mức độ rủi ro của doanh nghiệp
a. Chỉ số Z
Chỉ số Z được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968), Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.
Chỉ số Z bao gồm 5 tỷ số X1, X2, X3, X4, X5: - X1= Vốn luân chuyển / Tổng tài sản. - X2= Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản. - X3= EBIT / Tổng tài sản.
- X4= Giá thị trường của vốn cổ phần / Giá sổ sách của nợ. - X5= Doanh thu / Tổng tài sản
Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5
- Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
- Nếu 1.8< Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.
- Nếu Z < 1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
b. Chỉ số Zeta
Zeta là một chỉ số được Altman cải tiến từ chỉ số Z, Zeta làm việc tốt với dữ liệu tài chính của các công ty sản xuất và cả bán lẻ với độ chính xác hơn 90% trước khi phá sản 1 năm và chính xác trên 70% từ năm thứ 5 trở đi trước khi phá sản.
Vì tính độc quyền của mô hình nên Altman không công bố một cách đầy đủ các trọng số của mô hình mà chỉ cung cấp 7 biến số mô hình sử dụng:
- X1 = EBIT / Tổng tài sản. - X2 = Mức ổn định thu nhập. - X3 = EBIT / Lãi vay.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương - Lớp HTTTA – K11 Trang 28 / 61
- X5 = Tài sản lưu động / Tổng tài sản. - X6 = Vốn cổ phần thường / Tổng vốn. - X7 = Quy mô ( Tổng tài sản )
3.1.5.2 Phƣơng pháp chuyên gia
Hiện nay có một số phương pháp chuyên gia đang được áp dụng phổ biến là:
a. Phƣơng pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Fitch
Fitch xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng.
Phân tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế
của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán:
- Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp trong bối cảnh chung của ngành mà nó hoạt động. Những ngành tăng trưởng thấp, cạnh tranh ở mức cao, đòi hỏi vốn lớn, có tính chu kỳ hay không ổn định thì rủi ro vốn có sẽ lớn hơn các ngành ổn định với ít đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập ngành cao, nhu cầu có thể dự báo dễ dàng.
- Môi trường kinh doanh: Fitch khảo sát tỉ mỉ những rủi ro và cơ hội có thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ thuật... Ví dụ, kết cấu dân số ngày càng già đi cho thấy một sự sụt giảm trong triển vọng ngành bán lẻ và một sự gia tăng triển vọng của ngành dịch vụ tài chính.
- Vị thế công ty: một vài nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế, khả năng mặc cả với người mua và người bán. Để duy trì vị thế của mình các công ty phải dựa vào sự đa dạng hóa sản phẩm, bán hàng trải đều khắp các khu vực, đa dạng hóa khách hàng và người cung ứng, quản lý tốt chi phí sản xuất,....
- Về năng lực của ban quản trị: các đánh giá về chất lượng quản trị thường mang tính chủ quan do đây là một yếu tố định tính. Nên người ta thường thông qua các chỉ tiêu tài chính để làm thước đo năng lực ban quản trị, điều này sẽ khách quan và dễ so sánh hơn. Fitch cũng đánh giá thành tích của ban quản trị thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường.
- Về kế toán: mục tiêu của phân tích kế toán là nghiên cứu chính sách kế toán như nguyên lý kế toán, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao, nhận diện thu nhập, cách xử lý tài sản vô hình và kế toán ngoài bảng. Sau đó điều chỉnh và trình bày lại báo cáo tài chính của doanh nghiệp để có thể so sánh với các công ty khác, tránh xảy ra tình trạng khác biệt về chính sách kế toán.
Trong phân tích định lƣợng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương - Lớp HTTTA – K11 Trang 29 / 61
cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn tài trợ bên ngoài. Và Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào. Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong quá trình định giá. Sau đây là những thước đo chính mà Fitch dùng để phân tích rủi ro tín dụng:
- Các tỷ số bảo đảm:
Nợ thuần = Nợ - Tiền mặt và các khoản tương đương tiền (1)
FFO interest coverage = (2)
FFO fixed charge coverage =
(3) - Các thước đo đòn bẩy:
(4)
(5) - Các thước đo khả năng sinh lời:
(6)
(7)
b. Phƣơng pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của S&P
Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp 2006, là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp nhưng theo tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/ vị thế doanh
nghiệp trong ngành/ lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì các vấn đề phân tích trong rủi ro kinh doanh hay trong phân tích định tính của Fitch, S&P và Moody's hầu hết là giống nhau nên sẽ không được nhắc lại.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương - Lớp HTTTA – K11 Trang 30 / 61
toán, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, khả năng thanh toán ngắn hạn. Để đánh giá khả năng trả nợ, S&P đưa ra một số tỷ số chính để phân tích: Operating income before D&A = (8) EBIT interest coverage = (9) FFO to debt = (10)
Debt to dept plus equity = (11)
c. Phƣơng pháp xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Moody’s Moody's thiết lập 11 tỷ số chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody's có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt. 11 tỷ số thường được Moody's sử dụng gồm: (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19) (20) (21) (22)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hương - Lớp HTTTA – K11 Trang 31 / 61
3.2 Quy trình xếp hạng tín dụng ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội 3.2.1 Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội 3.2.1 Giới thiệu về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội
Từ năm 1994 đến nay, sau gần 18 năm phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã từng bước khẳng định vị thế của một trong 5 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam.
Được biết đến như một trong những ngân hàng có tăng trưởng ổn định, vững vàng ngay cả trong khủng hoảng. MB tự hào xây dựng được một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng chiến lược phát triển an toàn, hiệu quả, và khả năng kiểm soát rủi ro tuyệt đối. Bên cạnh đó, nhờ tiềm lực tài chính lớn mạnh kết hợp với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn tài chính hàng đầu, MB đã và đang là đối tác chiến lược của nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước.
Với gần 200 điểm giao dịch từ Bắc tới Nam và hệ thống các sản phẩm dịch vụ đa dạng từ tín dụng truyền thống đến các dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ tiên tiến, đem lại nhiều tiện ích với tính bảo mật, an toàn cho người sử dụng.
Là một ngân hàng thương mại cổ phần tiêu biết và đứng ở vị trí cao về uy tín và chất lượng dịch vụ. Thu nhập chủ yếu của MB chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiến tỷ trọng lớn trên tổng thu nhập của ngân àng nhưng kèm theo đó là tinh rủi ro. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội cũng có những biện pháp phòng ngừa rủi ro, đó là sử dụng phầm mềm xếp hạng tín dụng nội bộ. Cách tính điểm và quy trình xếp hạng tôi sẽ trình bày cụ thể trong phần 3.2.2. Hiện nay, ngân hàng đang có một số những sửa đổi và cải tiến nhằm làm tăng tính hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng khách hàng.
3.2.2 Quy trình xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội
Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ của MB [1], đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có những tiêu chí khác nhau.
Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại MB gồm các bước:
Bƣớc 1.Thu thập thông tin: Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng,
cán bộ tín dụng tiến hàng điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư từ các nguồn: