Cú pháp cơ bản của câu lệnh select + Gồm 3 mệnh đề
SELECT<danh sách các cột>
FROM<danh sách các bảng>
WHERE<điều kiện>
- <danh sách các cột>: Tên các cột cần được hiển thị trong kết quả truy vấn - <danh sách các bảng>: Tên các bảng liên quan đến câu truy vấn
- <điều kiện>: Biểu thức boolean xác định dòng nào sẽ được rút trích Nối các biểu thức: AND, OR, và NOT
Phép toán:<,>,<=,>=,<>,=,LIKE và BETWEEN
Cú pháp
Cú pháp của câu lệnh SELECT như sau: SELECT tên_các_cộtFROM tên_bảng
Để truy xuất nhiều cột ta liệt kê các cột sao cho mỗi cột đặt cách nhau bởi dấu phẩy. Ví Dụ: Để truy xuất maTG và tenTG trong bảng tblTacGia ta thực hiện câu truy vấn sau: SELECT maTG, tenTG
FROM tblTacGia Truy xuất tất cả các cột
Để truy xuất tất cả các cột từ bảng nào đó ta dùng ký hiệu * thay cho danh sách các cột: SELECT * FROM tên_Bảng;
Cú pháp mệnh đề WHERE trong câu lệnh SELECT như sau:
SELECT tên_cột[,…] FROM tên_bảng[,…]WHERE tên_cột phép_toán giá_trị[and/or …]
Trong mệnh đề WHERE, các phép toán được sử dụng là
Phép toán Mô tả= So sánh bằng<> So sánh không bằng>
Lớn hơn< Nhỏ hơn>= Lớn hơn hoặc bằng<= Nhỏ hơn hoặc bằngBETWEEN Nằm giữa một khoảngLIKE So sánh mẫu chuỗi
Lưu ý: Trong một số phiên bản của SQL, phép toán<>có thể được viết dưới dạng!=
Ví dụ 1: Để lấy về tất cả các cuốn sách được xuất bản từ năm 2004 đến năm 2008 ta có câu truy vấn sau:
Select *
From tblDauSach
Where (namXB >= 2004) and (namXB <= 2008);
Ví dụ 2: Để lấy về tất cả tên các cuốn sách có mã là ‘1010111’. Ta sử dụng câu truy vấn sau:
Select tenSach From tblDauSach
Where maDS = ‘1010111’;
-Để loại bỏ các bộ giá trị (các hàng) trùng nhau ta thêm từ khoá Distinct vào sau SELECT (trước đây SQL thêm từ khoá unique).