Kết quả nghiên cứu thăm dò khoảng nồng độ ức chế của thuốc kháng sinh thực

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) của thuốc natsol (kháng sinh thực vật) lên vi khuẩn (Trang 27 - 28)

sinh thực vật natsol lên vi khuẩn gây bệnh trên cá tra

Do thuốc kháng sinh natsol chưa có nghiên cứu sử dụng trong điều trị bệnh do

vi khuẩn E. ictaluriA. hydrophila gây bệnh trên cá tra nên chưa biết nồng độ thuốc có thể sử dụng trong điều trị bệnh cho cá, cũng như chưa biết khoảng

nồng độ ức chế của thuốc trên các vi khuẩn này. Theo Từ Thanh Dung (1996),

nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của thuốc kháng sinh có nguồn gốc từ Eugenia caryophyllus (EC) trên vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh trên cá trê là 1000ppm. Giá trị MIC của thuốc chiết suất từ cỏ roi ngựa (Verbe seriphioides) lên vi khuẩn Bacillus subtilis là 31,2ppm (Luis Scardapane & ctv, 2006). Nồng độ thuốc kháng sinh thảo dược sử dụng trong điều trị bệnh cá tương đối cao hơn so với sử dụng thuốc kháng sinh. Vì vậy, thí nghiệm thăm dò nồng độ

thuốc natsol trên vi khuẩn E. ictaluri với chủng E.223 được chọn tiến hành ở

các nồng độ cao: 10000; 8000; 6000; 5000; 4000; 3000; 2000; 1000; 500; 400;

300; 200; 100; 50; 45; 40; 35; 30; 25; 20; 15 và 10ppm.

Thí nghiệm thăm dò thực hiện theo phương pháp xác định nồng độ ức chế tối

thiểu bằng môi trường lỏng. Kết quả so sánh độ đục của các ống MIC cho thấy

thuốc nhạy với vi khuẩn ở các nồng độ cao (200-10000ppm). Vi khuẩn còn

phát triển ở các nồng độ thấp (10-40ppm). Độ đục các ống MIC ở các nồng độ

45; 50; 100ppm có khác biệt rõ với các ống có nồng độ cao và thấp. Kiểm tra

sự phát triển của vi khuẩn trên đĩa môi trường từ các ống MIC này thấy vi

khuẩn không phát triển ở nồng độ 100ppm nhưng phát triển rất ít ở nồng độ 45

và 50ppm. Do đó khoảng nồng độ 45-100ppm được chọn là khoảng nồng độ ức

chế của thuốc natsol trên vi khuẩn E. ictaluri (Bảng 4.1). Do các nồng độ thăm

dò tương đối gần nhau, từ nồng độ cao nhất cho đến nồng độ nhỏ nhất, vì vậy

kết quả thí nghiệm thăm dò này có thể sử dụng làm cơ sở cho kết quả thí

nghiệm xác định nồng độ ức chế (MIC) của thuốc natsol trên vi khuẩn E. ictaluri cũng như trên vi khuẩn A. hydrophila gây bệnh trên cá tra.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu thăm dò nồng độ ức chế tối thiểu của thuốc

kháng sinh thảo dược natsol trên vi khuẩn E. ictaluri.

Số lần lặp lại Nồng độ (ppm) 1 2 Số lần lặp lại Nồng độ (ppm) 1 2 10000 - - 200 - - 8000 - - 100 -- -- 6000 - - 50 -- --- 5000 - - 45 --- --- 4000 - - 40 + + 3000 - - 35 + + 2000 - - 30 + + 1000 - - 25 ++ ++ 500 - - 20 ++ ++ 400 - - 15 +++ +++ 300 - - 10 +++ +++ * Chú thích:

 Dấu (-) tượng trưng cho độ trong củaống MIC, không có vi khuẩn phát triển.

 Dấu (-): ống MIC có độ trong rất trong, rất rõ ràng  Dấu (--): ống MIC có độ trong không rõ ràng

 Dấu (---): ống MIC có độđục khó phân biệt bằng mắt thường

 Dấu (+) tượng trưng cho độ đục của ống MIC, có vi khuẩn tồn tại và phát triển trong ống MIC.

 Dấu (+): ống MIC có độđục khó phân biệt bằng mắt thường

 Dấu (++): ống MIC có độđục hơi đục

 Dấu (+++): ống MIC có độđục rấtđục, rất rõ rang

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp xác định nồng độ ức chế tối thiểu (mic) của thuốc natsol (kháng sinh thực vật) lên vi khuẩn (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)